MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1.Kiến nghị cụ thể ở tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu t¬ư trực tiếp (FDI) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2005- 2010 (Trang 25 - 28)

1.Kiến nghị cụ thể ở tầm vĩ mô

- Nghiên cứu cho phép thành lập công ty có nhiều mục tiêu hoạt động trên cơ sở từ dự án cụ thể, cho phép thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và cổ phần hoac các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Miễn giảm hơn nữa các loại thuế(thuế doanh thu, thuế lợi tức…) -Tham gia những công ước quốc tế và các nghị quyết của khối ASEAN - Nâng cao năng lực quản lý điêu hnàh các dự án có vốn FDI của cá cơ quan quản lý nhà nước

- Cải tổ nền kinh tế để gia nhập WTO và APEC

- Đầu tư thoả đáng vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để duy tri và phát huy lợi thế của Việt Nam.

2.Những kiến nghị ở tầm vi mô

Cho phép các doanh nghiệp tư nhân được phép thuê đất của nhà nước và sử dụng đất để tham gia góp vốn vào với đối tác đầu tư nước ngoài.

Ban hành quy chế giám định máy móc, thiết bị nhập khẩu để tránh bị nhập những công nghệ lạc hậu, cũ vào trong nước.

- Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án và tăng cường cong tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án có vốn FDI khi đã được cấp giấy phép đầu tư

- Đào tạo độ ngũ các bộ làm công tác quản lý đầu tư 1 cách nhanh chóng để khuyến khích đầu tư nước ngoài

KẾT LUẬN

Hoạt động FDI đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.Ý nghĩa của FDI không dừng lại ở kết quả đã đạt được mà điều quan trọng là từ một “ cú hích” ban đầu FDI đã thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam để có thể rút ra khỏi cái vòng luẩn quẩn và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tranh nguy cơ tụt hậu so với các nước khác.

FDI đã mang lại cho Việt Nam những thành tưu mà từ trước ta chưa đạt được. Đó là sự đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH đất nước. FDI là chuyển dịch, thay đổi nền kinh tế Việt Nam để theo kịp các nước khác trong khu vực và hội nhập với thế giới.

Nhưng để đạt được nó thì không phải lúc nào cũng thuận lợi vì khi thực hiện hợp tác đầu tư với nước ngoài, chúng ta không tránh khỏi mất mát, thiệt thòi. Cái giá phải trả cho “mượn sức người” có thể rất lớn nếu chúng ta non kém về trình độ, hay mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong quản lý và điều hành vĩ mô. Ngược lại chúng ta có thể hạn chế tác hại nếu chúng ta khôn khéo sử lý tôt các tình huống và khả năng để thực hiện hợp tác với nước ngoài.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao và để biến nước ta trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại hoá vào năm 2020 thì việc thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn kế hoạch 5 năm đầu thế kỷ mới có vai trò và ý nghĩ quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội toàn quốc ĐCSVN lần thứ IX-2001 2. Kinh tế Việt Nam& thế giới 98-99

3. Vốn nước ngoàI và chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam Lê Văn Châu- Nhà xuất bản chính trị quốc gia

4. Đầu tư nước ngoàI ở Việt Nam tháng 9-1997 Trung tâm thông tin TECHCOMBANK 5. Tạp chí Kinh Tế và Dự báo

6.Tạp chí Kinh Tế Thế Giới 7. Tạp chí Nghiên Cứu Kinh Tế 8. Tạp chí Con Số và Sự Kiện 9.Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển 10. Tạp chí Kinh Tế Châu Á

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu t¬ư trực tiếp (FDI) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2005- 2010 (Trang 25 - 28)