Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Định hướng cơ bản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Việc ra đời một số văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn cho công tác định giá CỔ PHIẾU doanh nghiệp trong thời gian gần đây, mà điển hình nhất là sự ra đời của Nghị định 187 ngày 16/11/2004, chứng tỏ Nhà nước ta đã ngày càng quan tâm hơn tới tiến trình cổ phần hoá, vấn đề định giá doanh nghiệp, đỊNH GIỎ CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP. Tuy nhiên, nó vẫn chưa tạo ra được một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp trong việc xác định giá trị CỔ PHIẾU. Chính vì vậy, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho vấn đề định giá doanh nghiệp đã và đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết để đẩy nhanh tốc độ tiến trình cổ phần hoá trong giai đoạn hiện nay, theo hướng :

- Cần nhanh chóng ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn Nghị định 187/2004/NĐ-CP để Nghị định nhanh phát huy tác dụng trong thực tế, trở thành động lực đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Các văn bản này cũng giải thích, hướng dẫn một cách cụ thể việc thực hiện các điều khoản trong Nghị định, đặc biệt là những điều khoản về xử lý tài chính và điều khoản về phương pháp xác định giá trị Doanh nghiệp …

- Trên cơ sở xem xét những vấn đề bất cập của một số quy định hiện nay liên quan đến vấn đề định giá tài sản của Doanh nghiệp, cần sửa đổi một số quy định không phù hợp.

- Cần ban hành riêng những văn bản pháp luật về định giá Doanh nghiệp vì đây là vấn đề hết sức phức tạp, nếu chỉ dựa vào những quy định tại Nghị định 187 thôi là chưa đủ.

- Sửa đổi các văn bản liên quan đến việc định giá quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá theo hướng áp dụng cơ chế cho thuê đất duy nhất để các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phải áp dụng các văn bản pháp luật có sự mâu thuẫn như hiện nay, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng (tránh tình trạnh doanh nghiệp này lựa chọn giao đất, doanh nghiệp kia lựa chọn thuê đất sẽ có giá trị doanh nghiệp rất khác nhau).

- Nên ban hành riêng các văn bản pháp luật liên quan đến cổ phần hoá và địnhm, giá Ngân hàng thương mại Nhà nước vì đây là loại hình doanh nghiệp Nhà nước đặc thù, các quy định có tính chất chung áp dụng với loại hình doanh nghiệp này là không phù hợp. Điển hình như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Như vậy, có thể nói giá trị vô hình của Ngân hàng là rất lớn. Xác định giá trị lợi thế kinh doanh

theo quy định trên đối với ngành Ngân hàng sẽ làm cho giá trị thực tế của Ngân hàng thương mại trở nên quá thấp so với tín nhiệm trước cộng đồng dân cư, không thể hiện đúng tầm cỡ của Ngân hàng trong mắt công chúng. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả một số nhà đầu tư lợi dụng cổ phần hoá để nắm giữ Ngân hàng. Những giá trị vô hình của Ngân hàng vì vậy đáng lẽ ra thuộc về sở hữu Nhà nước lại rơi vào sở hữu tư nhân do đề án xây dựng không định giá trị tài sản của Ngân hàng, gây tổn thất cho Nhà nước.

Trên đây chỉ là một vài những giải pháp nhỏ nhằm góp phần cải tiến công tác định giá cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Định hướng cơ bản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w