KHÁI NIỆM

Một phần của tài liệu tăng cường quản trị lợi nhuận tại công ty cổ phần tập đoàn dabaco viêt nam (Trang 25 - 95)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.2.1. KHÁI NIỆM

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Nó là một trong các mục tiêu chính của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào mức lợi nhuận được tạo ra trong doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất, là nguồn lực tài chính chủ yếu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp, là một cơ sở của nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Đứng trên các giác độ khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khi nghiên cứu về hành vi của các hãng sản xuất trong nền kinh tế, các nhà kinh tế học đưa ra định nghĩa về lợi nhuận kinh tế: “Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và toàn bộ chi phí kinh tế của doanh nghiệp”. Chi phí kinh tế bao gồm toàn bộ những chi phí cơ hội, bất luận những chi phí này rõ ràng hay ngấm ngầm. Một chi phí rõ ràng là một chi phí xác định được giá trị tương đối chính xác và có một sự thanh toán được thực hiện. Một chi phí ngấm ngầm là một chi phí trong đó tiền không được đổi trao đổi. Ví dụ, chi phí cơ hội của vốn của chủ doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh là một loại chi phí ngầm, chi phí này được xác định theo giá trị một dự án tốt nhất tiếp theo mà chủ doanh nghiệp bỏ để thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực của doanh nghiệp.

tính đến mỗi quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận và thường được xem xét hình thành ngành kinh tế, và sự tối đa hóa lợi nhuận của các hãng trong nền kinh tế.

Trong nghiên cứu tài chính doanh nghiệp nói chung và quản trị lợi nhuận nói riêng, Lợi nhuận được định nghĩa chính là lợi nhuận kế toán: “Lợi nhuận kế tóan là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí kế toán của doanh nghiệp”. Trong đó tổng chi phí kế tóan là toàn bộ chi phí hiện, bao gồm cả các khoản thuế theo luật định của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận đã thực hiện có tính đến mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận, và là cơ sở để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là nguồn để thực hiện phân phối vào các quỹ chuyên dùng cũng như phân chia cho các cổ đông góp vốn để thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp.

Để phân tích sâu hơn về lợi nhuận kế toán nhằm cung cấp thông tin và những đánh giá cho nhà quản trị và nhà đầu tư, lợi nhuận kế toán được chia thành nhiều mức lợi nhuận khác nhau như: Lợi nhuận trước khấu hao và lãi vay, lợi nhuận trước lãi vay, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ ý nghĩa và vai trò to lớn của lợi nhuận đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiệp cũng như nhà nước là làm thế nào để quản trị tốt được lợi nhuận của doanh nghiệp. Đứng trên giác độ nhà quản lý doanh nghiệp, việc quản trị lợi nhuận doanh nghiệp là một công việc tổng hợp nhất, có liên hệ với mọi hoạt động khác trong doanh nghiệp.

Quản trị lợi nhuận là một nội dung của quản trị tài chính. Vì vậy, quản trị lợi nhuận có bao hàm trong định nghĩa của quản trị tài chính.Từ định nghĩa về quản trị tài chính, cơ chế quả lý tài chính và các nội dung của quản trị tài chính như đã phân tích ở phần trên, Quản trị lợi nhuận có thể hiểu như sau:

Quản trị lợi nhuận là việc vận dụng tổng thể các phương pháp, hình thức họăc các công cụ để xác định chính xác lợi nhuận trong kỳ sản xuất kinh doanh, đánh giá lợi nhuận trong kỳ và thực hiện chính sách phân phối lợi nhuận với tư cách là kết quả tài chính của doanh nghiệp trong các điều kiện nhất định nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.

1.2.2. Nội dung của quản trị lợi nhuận doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định trong từng thời kỳ nhất định và là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Doanh Thu và chi phí là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp do vậy quản trị lợi nhuận doanh nghiệp gắn trực tiếp với việc xác định doanh thu và chi phí của doanh

nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

1.2.2.2. Xác định doanh thu của doanh nghiệp

Để xác định chính xác doanh thu trong kỳ, việc hiểu đúng doanh thu là yếu tố then chốt.

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền của doanh nghiệp (không bao gồm thuế gián thu) được khách hàng chấp nhận thanh toán trong một thời kỳ nhất định”. Khách hàng chấp nhận thanh toán khi về cơ bản doanh nghiệp hoàn thành hoặc gần như hoàn thành công việc cần thực hiện đối với sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thời điểm khách hàng chấp nhận thanh toán là thời điểm doanh thu được ghi nhận, đồng thời với nó là doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán hoặc nhận được quyền đòi nợ tương ứng với sản phẩm hàng hóa đã được bán.

Ngoài ra doanh thu của doanh nghiệp còn bao gồm:

Các khoản thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ.

Giá trị các sản phẩm hàng hóa đem biếu tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp.

Từ định nghĩa về doanh thu của doanh nghiệp ta thấy, thời điểm xác nhận doanh thu là khi doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm, hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua hoặc hoàn thành công việc theo hợp đồng và được người mua chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào tiền đã thu được hay chưa. Doanh thu là số tiền của doanh nghiệp không bao gồm thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu), nên khi xác định doanh thu cần bóc tách chính xác các loại thuế này rõ ràng theo quy định của từng luật thuế, phương pháp tính thuế. Và số tiền được khách hàng của doanh nghiệp chấp nhận thanh toán phải xác định thống nhất theo một đơn vị tiền tệ nhất định, nếu khách hàng chấp nhận thanh toán theo một đồng tiền khác, doanh nghiệp phải quy đổi số tiền này về cùng một loại tiền tệ thống nhất theo giá quy đổi giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Tại Việt Nam tỷ giá quy đổi là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu.

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác.

cung ứng dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận thanh toán. Giá trị hàng hóa biếu tặng hoặc tiêu dùng nội bộ cũng được tính vào doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh thu hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp được xác định theo công thức:

S=∑i=n QitxPi

1

) (

Trong đó: S: Doanh thu bán hàng

Qti: số lượng hàng hóa bán ra thứ i trong kỳ Pi: Là giá bán sản phẩm thứ i

I: là loại sản phẩm bán trong kỳ ( i=1,n)

Như vậy, Doanh thu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ với việc lựa chọn sản phẩm tiêu thụ, chọn thị trường tiêu thụ, việc lựa chọn thời điểm tiêu thụ, cũng như các chiến lược về giá của doanh nghiệp.

Sau thời điểm hàng bán được chuyển giao, và người mua chấp nhận thanh toán, các trường hợp phát sinh làm giảm số tiền khách hàng đã chấp nhận sẽ được ghi nhận là các khoản làm giảm doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại1. Các khoản giảm trừ có thể được ghi nhận cùng kỳ ghi nhận doanh thu hoặc không ghi nhận cùng kỳ với kỳ ghi nhận doanh thu tùy thuộc vào thời điểm có phát sinh.

Việc quy định giảm giá hàng bán, chiến khấu thương mại và hàng bán bị trả lại cần phải được xây dựng rõ ràng, quán triệt và theo dõi sát việc thực hiện từ các bộ phận của doanh nghiệp, đồng thời thiết lập những chứng từ làm căn cứ hợp lý.

Toàn bộ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu ta thu được doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh( thường được gọi là doanh thu thuần)

Doanh thu thu---ần= doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh- giá trị hàng bán bị trả lại- chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán

Doanh thu, doanh thu thuần của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với 1 Hàng bán bị trả lại là giá trị theo giá thanh toán của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Doanh nghiệp đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại

Nhà nước.

Đối với các loại hình doanh nghiệp, và phương thức bán hàng khác nhau xác định doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng khác nhau.

Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp thì tính vào doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh theo giá bán trả một lần không bao gồm lãi trả chậm. Lãi trả chậm tính vào doanh thu hoạt động tài chính.

Đối với sản phẩm, hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi hàng hóa dịch vụ khác thì Doanh thu tinh theo giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi.

Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Doanh nghiệp sản xuất ra dùng để biếu tặng, hoặc tiêu dùng cho sản xuất nội bộ Doanh nghiệp thì Doanh thu tính theo giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó.

Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì Doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm cho thuê tài sản.

Đối với hoạt động đại lý, ủy thác: Doanh thu là tiền hoa hồng

Đối với hoạt động tính dụng: Doanh thu là lãi tiền cho vay đến hạn phải thu trong kỳ.

Đối với ngành kinh doanh bảo hiểm: Doanh thu là phí bảo hiểm phải thu trong kỳ.

Đối với sản phẩm xây lắp thi công nhiều năm thì doanh thu một năm là giá trj phỉa thu tuwonwg ứng với giá trị khối lượng công việc, hạng mục, công trình xây lắp hoàn thành trong năm và được người giao thầu chấp nhận thanh toán.

Trường hợp doanh nghiệp xây lắp giao thầu lại cho nhà thầu phụ thì doanh thu bao gồm cả phần giá trị xây lắp giao thầu lại.

Đối với các cơ sở sản xuất, khai thác chế biến: Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu.

Đối vời ngành vận tải: Doanh thu là tiền thu cước phí

Đối với ngành thương nghiệp ăn uống: Doanh thu là tiền bán hàng Đối với ngành kinh doanh dịch vụ: Doanh thu là tiền bán dịch vụ Đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Doanh thu là tiền bán vé.

Doanh thu từ hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu của doanh nghiệp được phát sinh từ việc cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp lãi phát sinh từ việc cho vay, lãi tiền gửi, tín phiếu hoặc lãi từ vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp như góp vốn cổ phần, vốn liên doanh được chấp nhận trả… khoản lãi từ đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nếu chưa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải hạch xác định vào thu nhập chịu thuế và ngược lại.

nhượng bán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, vật tư hàng hóa, tài sản dôi thừa, bảo hiểm bồi thường, phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng.

Dựa vào các căn cứ xác định doanh thu, doanh nghiệp phải tổ chức xác định chính xác, kịp thời các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ, ghi nhận bằng các chứng từ, ghi chép hệ thống khoa học để định kỳ có thể tổng hợp, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ xác định.

1.2.2.1. Xác định chi phí của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố tiêu hao phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. Về bản chất, chỉ tiêu chi phí phản ánh sự tiêu hao, phí tổn các yếu tố hữu hình, vô hình dưới hình thức tiêu hao lao động sống và lao động quá khứ trong một kỳ kế toán xác định. Như vậy chi phí khác với khoản tiền chi ra của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Các khoản tiền chi ra của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán phản ánh quy mô luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp, nó không phản ánh chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra trong kỳ kế toán.

a. Phân loại chi phí

Việc phân loại chi phí có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định chi phi của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác đinh. Để xác định lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp, chi phí của doanh nghiệp được phân chia tương ứng với từng loại doanh thu của doanh nghiệp,bao gồm: Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, và chi phí hoạt động khác.

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư đã tiêu hao, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Dựa vào tính chất các yếu tố chi phí: Chi phí kinh doanh bao gồm các loại sau:

- Chi phí vật tư (gồm: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ lao động). Chi phí vật tư phụ thuộc vào hai yếu tố là mức tiêu hao và giá vật tư.

-Chi phí khấu hao TSCĐ được xác định dự vào nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao và tỷ lệ Khấu hao tài sản cố định.

-Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: Là toàn bộ các khoản tiên lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia

vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các khoản trích nộp theo tiền lương như chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

-Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các dịch vu đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do đơn vị khác cung cấp: Các khoản chi về điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm , tiền thuê kiểm toán, tiền thuê dịch vụ pháp lý, tiên mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn cho con người, tiền thuê thiết kế , chi phí thuê sửa chữa tài sản cố định, chi hoa hồng đại lý, môi giới, xúc tiến thương mại…

-Thuế và chi phí khác là các khoản chi phí ngoài các khoản chi nêu trên như các khoản nộp thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, tiền thuê đất, trợ cấp thôi việc hoặc mất việc cho người lao động, chi về đào tạo nâng cao trình độ năng lực quản lý cho người lao động, chi công tác y tế, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, chi bảo vệ môi trường, chi phí giao dịch, tiếp thị,

Một phần của tài liệu tăng cường quản trị lợi nhuận tại công ty cổ phần tập đoàn dabaco viêt nam (Trang 25 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w