Việc giám sát của chính phủ đối với ngân hàng bao gồm hai hoạt động chính: báo cáo và kiểm tra.Đây là một cách rất quan trọng cho việc giảm thiểu lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong các hoạt động ngân hàng.
Báo cáo: là một cách để ngăn ngừa vấn đề lựa chọn ngịch, thông qua báo cáo, các ngân hàng mới sẽ tránh được tình trạng trở thành một bận phận không mong đợi bằng việc điều khiển chúng:
o Ngăn ngừa ngân hàng mới trở thành một con nợ tiềm năng, ngăn ngừa rủi ro về nắm giữ tài sản của ngân hàng thong qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
o Việc báo cáo phải được thực hiện theo một khoảng thời gian (thường là theo quý) được gọi là call report mà nó sẽ báo cáo về nợ và tài sản của ngân hàng, thu nhập, cổ tức, quyền sở hữu, hoạt động tỷ giá ngoại hối, và những chi tiết khác.
Giám sát : là cách để chính phủ giám sát xem liệu các ngân hàng có tuân thủ các yêu cầu về vốn và giới hạn về việc nắm giữ tài sản, và nó cũng có chức năng giảm thiểu rủi ro đạo đức.
- Vốn thích hợp, chất lượng tài sản. - Việc quản lý
- Hoạt động kinh doanh - Tính thanh khoản
- Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Với tư cách là một thực thể kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Và trong quá trình theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, thông qua hoạt động tín dụng, các ngân hàng chuyển nguồn vốn nhàn rỗiđến tay các cá nhân, doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh. Hoạt động tín dụng giờ đây không còn đơn thuần là hoạt động tạo lợi nhuận của ngân hàng mà đã trở thành hoạt động cung cấp và phân bổ nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế, từ đó tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, việc cấp vốn cho ai, giám sát sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả đang gặp phải khó khăn do vấn đề thông tin bất cân xứng còn tồn tại. Thông tin bất cân xứng gây ra các thất bại thị trường, khiến cho lợi ích xã hội bị suy giảm. Chỉ khi nào giải quyết được các hệ quả của thông tin bất cân xứng là lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại thì nguồn vốn mới “tìm”được đúng đối tượng và mới được sử dụng một cách có hiệu quả. Quá trình giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả phía ngân hàng và người đi vay trong môi trường thông tin mà Nhà nước quản lý. Và khi đó, thông tin bất cân xứng mới được giải quyết triệt để, hiệu quả đầu tư mới được cải thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Daniel L.Rubinfeld & Robert S.Pindyck, Kinh tế học vi mô, 2009, NXB. Thống kê.
- Huỳnh Thế Du & Nguyễn Minh Kiều & Nguyễn Trọng Hoài, 2005, Thông tin
bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam.
- TS. Hay Sinh, Bài giảng Kinh tế vi mô giai đoạn 2. - www.scribd.com
- www.tailieu.vn - www.wikipedia.org