Nhân vật

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu kabuki của nhật bản (Trang 28 - 115)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.Nhân vật

Hình 2.4: Các diễn viên nam đang biểu diễn Onnagata.

[Nguồn hình: http://nhatban.net][18]

Từ thời Genryoku các loại nhân vật đã được xác định rõ ràng. Mặc dù Kabuki do người phụ nữ sáng tạo ra, nhưng từ năm 1653, phụ nữ bị cấm biểu diễn Kabuki, nam giới giữ vai trò chủ chốt trên các sân khấu Kabuki. Và mặc dù khi lệnh cấm bị dỡ bỏđi thì vai trò quan trọng của nam giới vẫn duy trì cho đến ngày nay và có những thành công lớn. Bởi lẽ họđã thể hiện một cách xuất sắc vai trò Onnagata, đưa nó lên thành một nghệ thuật hấp dẫn công chúng. [4- trang 167]

Tất cả các nhân vật trong vở kịch Kabuki đều do diễn viên nam đảm nhận. Onnagata được phân cho những nhân vật chẳng hạn như là phụ nữ nội trợ, phu nhân samurai, anh thư và phụ nữ xấu xa. Nhân vật Yakagata hay các loại vai kịch tính trong Kabuki được quyết định dựa vào tính cách, độ tuổi hoặc vị trí xã hội của nhân vật. Vai nam được xem là tiêu chuẩn là những người anh hùng có đạo đức tốt, tình nhân điển trai, cận thần quan chức xấu xa, samurai độc ác, hay kẻ trác táng vô liêm sỉ. [1-trang 400]

Trong vốn tiết mục phong phú của các vở kịch Kabuki, vai diễn của nhân vật Agemaki trong Sukeroku Yukari của Edo-Zakura và Masuoka, nhân vật vú em trung thành trong Meiboku Sendai Hagi, được xem là những vai diễn khó nhất trong lịch sử biểu diễn Kabuki. [1-trang 400]

Hình 2.5: Phong cách Aragoto

[Nguồn hình: http://www.creative-arts.net][29]

Hai loại nhân vật được phát triển trong Kabuki là: Aragoto (phong cách thô ráp) và Wagoto (phong cách êm dịu). Trong đó, kịch nghệ Aragoto nhấn mạnh đến hành động, các diễn viên thường phóng đại từ từ ngữ, điệu bộ cho đến trang phục, tay chân, trang điểm. Nhân vật loại này thường đảm nhận các vai anh hùng và đậm chất nam tính. Còn kịch nghệ Wagoto lại có lời nói và điệu bộ bình thường. Loại nhân vật này đảm nhận những vai bi kịch lãng mạn và tính cách của nhân vật là nhạy cảm, dễ xúc động. Hai loại nhân vật này đến bây giờ vẫn được duy trì nhưng có nhiều thay đổi, aragtoto đóng nhân vật nam và wagoto đóng nhân vật nữ. Loại hình nhân vật của hai loại này vẫn còn truyền cho đến ngày nay và vào đời nào cũng có người mang tiếp tên tuổi và nối nghiệp tổ tiên. [ 10- trang 108]

Hình 2.6: Phong cách Wagoto

[Nguồn hình: http://www.creative-arts.net]

Nhân vật là một trong những yếu tố chính nhất trong các vở kịch Kabuki. Việc thể hiện nhân vật một cách thành công đòi hỏi người diễn viên phải nhập tâm và cố gắng hết sức mình. Từ trang phục, hóa trang, đến lời nói điệu bộ cũng cần phải được đồng nhất với nhau. Việc thể hiện nhân vật bám sát nội dung, cốt truyện của vở kịch. Chẳng hạn như nếu là một tác phẩm nói về bối cảnh lịch sử thì nhân vật chiếm 70% vai trò thể hiện sao cho ám chỉ được hết những điều mà vở kịch muốn nói lên.

Nhân vật phải gắn liền với bối cảnh và sự kiện lịch sử đương thời trong vở kịch. Và việc định rõ nhân vật phản diện hay chính diện không chỉ được phân rõ bằng hành động, lời nói mà còn qua cả hóa trang và trang phục của nhân vật như vậy người xem có thể nhận ra ngay từđầu buổi biểu diễn. Nét đặc trưng của nhà hát Kabuki là mie (kiến đắc), theo đó diễn viên thể hiện một điệu bộ gây ấn tượng mạnh và biểu lộ được tính cách của nhân vật. Nhân vật trong Jidaimono thường tập trung vào điệu bộ của các tầng lớp võ sĩ, còn nhân vật được phản ánh trong Sewamono chủ yếu thể hiện điệu bộ của thường dân, cụ thể là thị dân và nông dân.

Các động tác của nhân vật mang nhiều hình thức thiên về tâm trạng và biểu hiện được rất nhiều khía cạnh của cảm giác. Hơn nữa, việc hóa trang và trang phục

với muôn hình vạn trạng trong Kabuki có thể mô tảđược đầy đủ các trạng thái cảm xúc của nhân vật.

2.3. Kết cấu vở kịch

Kabuki, cũng giống như một số loại hình khác của Nhật Bản hay một số loại hình văn hóa khác trên thế giới, được biểu diễn cả ngày để phục vụ khán giả. Ở các nhà hát kiểu phương Tây hiện nay, một vở kịch thường được biểu diễn trong 2-5 tiếng. Còn ở Nhật Bản, người ta có thể giải trí ở khu kịch nghệ cả ngày tựa như thoát khỏi cái thế giới ngày thường. Nhiều vở kịch, đặc biệt là kịch lịch sử Jidaimono, nếu có thời gian diễn ngắn thì thường phối hợp với các vở kịch khác để tạo ra một chương trình kéo dài cả ngày. Các vở kịch được thông báo trước là diễn cả vở hay là chỉ diễn một phần.

Hình 2.7. Cấu trúc vở kịch “Truyện Heike” qua một bức tranh

[Nguồn hình: http://nhatban.net]

Cấu trúc của những vở kịch cũng giống như cơ cấu của một chương trình suốt cả ngày, nó bắt nguồn từ những quy ước trong Bunraku và No. Những quy ước này cũng xuất hiện trong rất nhiều các loại hình nghệ thuật khác của Nhật Bản. Yếu tố chính nhất trong các quy ước này là định nghĩa về yo-hya-ku (tự phá cấp) quy định tất cả mọi việc thực hiện theo nhịp độ chắc chắn, một vở kịch sẽ bắt đầu chậm,

tăng tốc và kết thúc nhanh. Cơ sở này do một bậc thầy viết kịch No Zeami soạn thảo, không những nó chi phối diễn xuất của diễn viên mà còn chi phối đến cả cấu trúc của các vở kịch cũng như là cấu trúc của các cảnh trong một chương trình kịch biểu diễn kéo dài cả ngày.

Hầu hết trong chiều dài của mọi vở kịch đều được chia làm 5 màn, các hành động trong màn đầu tiên tương ứng với jo, một mở đầu tốt đẹp và được làm chậm nhằm giới thiệu đến khán giả các nhân vật và cốt truyện của một vở kịch. Ba màn sau gọi là ha, tiết tấu được đẩy nhanh hơn một chút, tình huống truyện cùng với các sự kiện được đẩy lên cao độ đầy kịch tính. Ở màn thứ 3 hoặc màn thứ 4, chất bi kịch được thể hiện theo cao trào và ở màn thứ 2 hoặc màn thứ 4 thường có một trận đánh. Màn cuối cùng gọi là kyu hầu như là rất ngắn, đưa ra một kết cục nhanh chóng và có hậu. [1-trang 399]

Có nhiều vở kịch được viết riêng cho Kabuki nhưng cũng có nhiều vở kịch được chuyển thể từ các vở kịch Joururi, Kịch No, truyện dân gian hay các loại hình biểu diễn truyền thống khác dạng truyền miệng như “Truyện Heike”. Ngược lại với sự nghiêm túc, kịch tính đầy cảm xúc và có cốt truyện chặt chẽ của các vở kịch Joururi, các vở kịch viết riêng cho Kabuki nói chung có cốt truyện lỏng lẻo hơn nhiều.

Một trong những điểm khác nhau chủ yếu trong triết lý giũa hai loại hình Joururi và Kabuki đó là: trong khi Joururi tập trung vào câu chuyện và người kể lại nó thì Kabuki lại tập trung vào diễn viên. Vì vậy ít người biết rằng Joururi sử dụng các con rối hay diễn xuất để thu hút sự chú ý của khán giả trong khi đó Kabuki lại hướng các vở kịch của mình đến việc thể hiện tài năng của các kịch sĩđể tạo ra sức lôi cuốn riêng. Việc thêm vào hay bỏ bớt đi một vài cảnh trong chương trình quay cả ngày để dành thời gian phục vụ cho ý thích của một diễn viên thì không phải là một chuyện lạ trong Kabuki, nó diễn ra thường xuyên trong các nhà hát. Chính việc này đã làm nên tên tuổi cho cc1a diễn viên Kabuki vì họ có cơ hội thể hiện tài năng của các cá nhân mình để trình diễn tốt hơn, và nó được them vào chương trình biểu diễn cả ngày nếu như nó không làm gián đoạn cốt truyện.

2.4. Lời thoại

Lời thoại sử dụng trong kịch Kabuki thay đổi từ cực kì cách điệu, phức tạp đến cực kì thực tế, đơn giản. Trong các vở kịch Jidaimono nói chung thường có ngôn ngữ trang trọng, cách điệu hơn, còn trong các vở kịch Sewamono ngôn ngữ được sử dụng thường thông tục, bình dị hơn và gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Thông thường lời thoại thường theo mẫu âm tiết là 5-7. Mẫu âm tiết này giống như mẫu âm tiết trong thơ Nhật cổ điển, nó được đọc theo nhịp đặc biệt và tốc độ thường đồng nhất với lời thoại trong Kabuki. [1-trang 400]

Thường gặp trong các vở kịch Jidaimono là Tsurane, lời nói ngân dài, mẫu nhịp điệu này được sử dụng rất hiệu quả trong nghệ thuật sân khấu. Maruhon-mono, được phóng tác từ vở kịch rối Bunraku, cũng trở nên được chú ý trong giới Kabuki bởi các lời thoại nhẹ nhàng theo mẫu 5-7.

Hình 2.8: Diễn viên Kabuki đang sử dụng lối kể chuyện để giới thiệu mình. [Nguồn hình: http://vanhoahoc.edu.vn]

Lời thoại của nhân vật luôn được đệm bởi tiếng nhạc của đàn shasimen, đây là một loại nhạc cụ phổ biến trong các môn nghệ thuật sân khấu của Nhật Bản. Đàn Shamisen nhanh chóng được phổ biến, và xác lập được vị trí tiêu biểu của mình cả ở mảng âm nhạc nghệ thuật và nhạc dân tộc với vai trò như một loại nhạc cụ của Nhật Bản kể từ thời Edo trởđi. Đàn được làm bằng gỗ, dây đàn được làm bằng lụa,

cũng có thể làm bằng nylon. Đàn shasimen có một vai trò quan trọng trong những buổi biểu diễn Kabuki và nó được kết hợp với lời thoại của nhân vật nhằm tăng sắc biểu cảm của lời thoại.

Lời thoại và lối kể chuyện trong các vở kịch Kabuki là có sự áp dụng nhạc trong Bunraku. Bên cạnh đó, lời thoại trong Kabuki cũng có sự kế thừa và học hỏi lời thoại trong nghệ thuật sân khấu kịch No. Tuy nhiên lời thoại của Kabuki vẫn có sự riêng biệt, những nét đặc sắc riêng. Và khán giả trung thành với Kabuki vẫn có thể dễ dàng nhận ra được Kabuki khi lời thoại của cả ba loại hình sân khấu này vang lên và phân biệt được riêng từng loại sân khấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.9: Một loại đàn shasimen.

2.5. Hóa trang và trang phục. 2.5.1. Hóa trang

Hình 2.10: Một số dụng cụ, mỹ phẩm sử dụng trong việc hóa trang cho diễn viên Kabuki.

[Nguồn tranh: http://commons.wikimedia.org]

Hóa trang là một trong những khâu thực hiện chủ yếu của sân khấu Kabuki. Công việc hóa trang là công việc mà các nghệ sĩ dù đảm nhận vai nam hay vai nữ đều phải tự mình làm, tuy nhiên cũng có thể nhờ người hỗ trợ khi hóa trang phức tạp hơn. Một nghệ sĩ Kabuki được xem là một nghệ sĩ xuất sắc thì phải biết cách trang điểm sao cho phù hợp với vai diễn của mình. Họ phải vẽ cho mình một khuôn mặt hoàn toàn khác phù hợp với nhân vật. Đôi mắt được viền đỏ, mặt được tô trắng, đôi lông mày được vẽ lại rất sắc, mảnh và cũng được tô đỏ. Có thể nói rằng đặc trưng chủ yếu trong kịch Kabuki được thể hiện qua nghệ thuật hóa trang, phục trang, múa và nhạc.

Từ khi các nhân vật trong vở kịch đều do nam diễn viên đóng thì nghệ thuật hóa trang của các diễn viên được quy định những màu sắc điển hình cho mỗi nhân vật: nhân vật nam với màu đỏ tươi, màu đỏ hồng dành cho nhân vật nữ. Môi của diễn viên đặc biệt được chú trọng khi hóa trang và việc trang điểm cho môi được gọi là “xẻ môi” hay là “chia môi” chứ không gọi là “đánh môi” hay “son môi”. Diễn viên sau khi hóa trang với nhiều lớp mặt nạ bằng dầu thực vật thanh hương liệu,

nhân vật nam sẽ có gương mặt màu trắng xanh, gương mặt nhân vật nữ có màu trắng toát. Tóc của diễn viên được thay thế bằng một bộ tóc giả kiểu samurai, đội kín đầu cùng với nghệ thuật hóa trang xuất sắc khiến cho khán giả không thể nhận ra được nhân vật trong vở kịch là do diễn viên nam hay nữđóng.

Hình 2.11: Một diễn viên Kabuki đang hóa trang

[ Nguồn hình : http://commons.wikimedia.org]

Hình 2.12: Một trợ lý đang giúp diễn viên hoàn chỉnh phần hóa trang [Nguồn hình: : http:// commons.wikimedia.org]

Keshou, cách hóa trang của Kabuki, là một yếu tố dễ nhận thấy ngay cả đối với những người không quen thuộc lắm với loại hình nghệ thuật này. Trong Kabuki, bột gạo được dùng để làm phấn nền trắng “oshiroi” và kumadori”, chúng dùng để tạo ra các đường nét gọi là các đường nét phóng đại của khuôn mặt để tạo ra hình ảnh của thú vật hay các mặt nạ siêu nhiên khác. Cách sử dụng màu của “kumadori”

là cách để thể hiện bản chất của nhân vật : màu đỏ dùng để thể hiện sự giận dữ, lòng đam mê, tinh thần của anh hùng chủ nghĩa, sự chính trực, và các tính cách chính diện khác; màu xanh hoặc màu đen dùng để ám chỉ kẻ ác, lòng ghen ghét, và các tính cách phản diện khác; màu xanh da trời đại diện cho các thế lực siêu nhiên; và màu tím đại diện cho sự cao quý, dịu dàng. [15- trang 47]

2.5.2. Trang phục

Hình 2.13: Phục trang Kabuki cho mọi đối tượng

Cầu kỳ và phức tạp không kém, trang phục cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét đặc biệt của môn nghệ thuật Kabuki. Phục trang trong Kabuki được điển hình hóa theo đúng kimono truyền thống của Nhật Bản. Việc chuẩn bị phục trang cho diễn viên đòi hỏi sự công phu và mất rất nhiều thời gian. Chẳng hạn như việc thắt một chiếc đai cho bộ trang phục của diễn viên đóng vai võ sĩ samurai, có nhiều khi một diễn viên cần phải có ít nhất hai nhân viên phục trang phụ giúp việc mặc áo và giằng đai cho khít. Vì vậy có khi lúc mà diễn viên bước ra sân khấu cũng có thể là lúc nhân viên phục trang ngã nhoài ra hậu trường vì… mệt! [1-trang 401]

Trang phục trong Kabuki là sự kết hợp giữa chiếc Kimono của người phụ nữ Nhật Bản được vẽ, thêu, hoặc in hoa văn với trang phục chiến trận của những người đàn ông cộng với những biểu tượng của một gia đình nghệ sĩ.

Hình 2.14: Trang phục Kimono trong biểu diễn Kabuki

Hình 2.15: Phục trang của diễn viên như một bức tranh hoàn hảo về màu sắc và thiết kế.

[Nguồn hình: http://nhatban.net]

Trên trang phục của người diễn viên Kabuki chúng ta có thể thấy một thế giới màu sắc và hình ảnh. Vì vậy chúng ta có thể ví trang phục của Kabuki như một bức tranh sống động với màu sắc rực rỡ và những họa tiết cực kỳ phong phú, không những thế chúng còn mang tính biểu cảm rất cao. Thông qua những gì trên trang phục có thể nói lên được tính cách của nhân vật trong vở kịch một cách khá hiệu quả hoặc chúng có thể tượng trưng cho một tầng lớp xã hội thậm chí cho một lứa tuổi, một thế hệ.

CHƯƠNG III

NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU KABUKI VÀ KABUKI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NHẬT BẢN

3.1. Nghệ thuật sân khấu 3.1.1. Thiết kế sân khấu 3.1.1. Thiết kế sân khấu

Hình3.1: Cách thiết kế chung của sân khấu Kabuki.

[Nguồn hình: http://www.eigotown.com]

3.1.1.1. Hanamichi (Hoa đạo)

Thiết kế sân khấu là công việc đòi hỏi về cả nghệ thuật thiết kế cũng như sự hiểu biết về Kabuki. Trong thiết kế sân khấu Kabuki, có một phần đựợc thiết kế nhô ra, huớng về phía khán giả và đuợc gọi là Hanamichi, có nghĩa là Hoa đạo. Đây cũng là lối đi ra, đi vào sân khấu của diễn viên. Trong những năm đầu của Kabuki, ngừơi sáng tạo ra Kabuki- Okuni-đã cùng với đoàn kịch của mình biểu diễn Kabuki trên sân khấu Hanamichi như thế này. Hanamichi không những đuợc sử dụng làm

lối đi lên, đi xuống sân khấu chính mà còn là nơi biểu diễn của những cảnh quay Kabuki quan trọng. [15-trang 103]

Hình 3.2: Đây là một cách thiết kế chung của sân khấu Kabuki. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Nguồn hình: http://nhatban.net]

Sân khấu Kabuki sử dụng màn kéo với những màn vải rộng đen, màu xanh lục hay màu vàng cam, chủ yếu là những màu nóng. Màn sân khấu được kéo theo chiều dọc và thường được kéo dài từ phải sang trái sân khấu khi nghe tiếng gõ của hai thanh gỗ từ bộ phận âm thanh.

Người ta cũng dùng phông nền sân khấu trong các cảnh ngắn của vở kịch trước khi và sau khi hồi kịch chính được biểu diễn ở trên sân khấu. Cũng như các

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu kabuki của nhật bản (Trang 28 - 115)