Địa hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS đánh giá nguy cơ hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp tỉnh bình thuận (Trang 38 - 39)

Theo Lê Sâm và ctv (2006), đặc điểm địa hình góp phần vào sự phân bố đặc điểm khí hậu của tỉnh Bình Thuận. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình sau:

- Đồi cát và cồn cát ven biển (độ cao từ 100 – 200m) chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng nhất là Bắc Bình; dài khoảng 52 km, rộng 20 km. Địa hình chủ yếu là những lƣợn sóng.

- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: Đồng bằng phù sa ven biển ở các lƣu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp độ cao từ 0 – 12m. Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90 – 120m.

- Vùng đồi gió chiếm 31,66%, độ cao từ 30 – 50m kéo dài theo hƣớng Đông Bắc huyện Đức Linh.

- Vùng núi thấp (độ cao từ 200 – 1500m) chiếm 40,7% diện tích. Đây là những dãy núi của khối Trƣờng Sơn Bắc huyện Đức Linh.

Nhìn chung núi thấp dần từ dãy Trƣờng Sơn ra biển theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam. Do địa hình biến đổi mạnh nên ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành trữ lƣợng nƣớc ngầm trong khu vực (Trần Thục và ctv, 2008):

- Vùng núi: do địa hình phân cắt mạnh, dốc nên nƣớc mƣa thoát nhanh khó có điều kiện tạo dòng mặt điều hòa và ngấm xuống cung cấp cho nƣớc ngầm. - Vùng địa hình thấp ven biển: Tạo điều kiện thuận lợi cho nƣớc mƣa ngấm

26

nên nƣớc thƣờng bị nhiễm mặn nên khó có thể đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng nƣớc.

- Vùng đồng bằng và vùng đồi: Ở đây dân cƣ tƣơng đối tập trung, địa hình khá bằng phẳng tạo điều kiện cho nƣớc mặt và nƣớc mƣa ngấm xuống đất tạo trữ lƣợng lớn cho tầng nƣớc ngầm, nhƣng do ở vùng đồng bằng lƣợng chất thải gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt cũng nhƣ nƣớc ngầm lớn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS đánh giá nguy cơ hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp tỉnh bình thuận (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)