Nghỉ ngơi
Bỏ rượu bia,chất kích thích. Làm theo y lệnh của bác sĩ
XII. Bàn luận
Xơ gan là bệnh phổ biến mà hậu quả dẫn đến suy chức năng
gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao sẽ làm căng giãn các tĩnh mạch ở vùng thực quản và tâm phình vị, đến một mức độ nào đó nó sẽ làm vỡ các tĩnh mạch này gây biến chứng xuất huyết (chảy máu) tiêu hóa.
Khi đã bị chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản thì hầu hết sẽ bị tái phát nhiều lần. Phương pháp điều trị chủ yếu ở các chuyên khoa tiêu hóa hiện nay là nội soi để thắt và gây xơ các tĩnh mạch bị giãn gây chảy máu. Tuy nhiên, sau điều trị nội soi thì tình trạng chảy máu tái phát vẫn rất phổ biến
.
Nguyên nhân của tình trạng chảy máu tái phát là vì áp lực tĩnh
mạch cửa tăng cao do xơ gan. Trong khi đó, các phương pháp điều trị nội soi cầm máu không có tác dụng làm hạ áp lực tĩnh mạch cửa, nên chỉ một thời gian sau thì tĩnh mạch thực quản dạ dày lại căng giãn và vỡ lại. Để giải quyết tình trạng này cần dùng kỹ thuật nối thông cửa - chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh. Kỹ thuật này tạo một đường nối thông trong nhu mô gan giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan, làm phần lớn dòng máu tĩnh mạch cửa có lối thoát thẳng về
tim, không phải đi qua nhu mô gan xơ, nên áp lực hạ xuống nhanh, giúp các tĩnh mạch ở thực quản dạ dày hết căng giãn và giảm nguy cơ vỡ lại.
Bệnh nhân là xơ gan do rượu vì:
• Uống rượu nhiều trên 0,5l/ngày,trong vòng 25 năm.
• Xơ gan rượu, XHTH do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản khoảng 3
năm.
• Xơ gan do virus viêm gan không phải :xét nghiệm (-)
• Tuy nhiên vẫn không loại trừ nguyên nhân khác:do kí sinh
trùng sốt rét-cho làm xét nghiệm để xác định.
Trên bệnh nhân này cần xem đã có hôn mê gan không và nguy
cơ hôn mê gan:ở bệnh nhân này chưa có hôn mê gan vì: -Không rối loạn ý thức tinh thần.
- Không rối loạn về thần kinh. - Không rối loạn về hô hấp.
- Các dấu hiệu Flapping tremor (-), Clonus (-), Babinski (-)...
- NH3 không tăng, đường máu bình thường.
Bệnh nhân có cổ trướng:
• Chọc dịch cổ trướng mục đích là làm giảm triệu chứng khó
thở cho bệnh nhân và lấy dịch xét nghiệm xem có tế bào lạ kkhoong.
• Khi chọc dịch phải nhớ nguyên tắc :không bao giờ hút sạch
dịch trong bụng,và phải hút từ từ,để tránh tình trạng mất điện giải đột ngột(đặc biệt là Albumin)
Đối với bệnh nhân nằm viện lâu ngày,khả năng vận động
kém:cần chú ý tới việc vệ sinh cơ thể và dùng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
Khi dùng kháng sinh cần xem chức năng thận có tốt không mới cho chỉ định dùng:bệnh nhân này có chỉ định dùng kháng sinh vì: -nước tiểu bình thường
-creatinin bình thường