Bọt váng

Một phần của tài liệu Luận văn: Ảnh hưởng của pH đến tai trong bùn hoạt tính docx (Trang 48 - 51)

b. Váng

2.4.2.Bọt váng

Có nhiều phương pháp để kiểm soát hiện tượng tạo bọt trong bể aerotank. Để

dễ dàng kiểm soát được hiện tượng này ta cần xác định rõ từng nguyên nhân gây ra bọt như sau:

a. Bọt gây ra bởi vi khuẩn dạng sợi

Bọt gây ra bởi vi khuẩn dạng sợi thường nhớt và có màu nâu đậm. Để kiểm soát được hiện tượng này ta cần kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi đồng

thời xác định và sửa chữa những lỗi vận hành làm cho vi khuẩn dạng sợi phát triển

mạnh.

 Giảm bọt đơn giản bằng cách dùng bình xịt xịt nước lên bề mặt bể aerotank. Nước sẽ hòa tan bọt và làm cho nó xẹp xuống.

 Một cách khác là cào bọt hay hút bọt khỏi bề mặt bể. Vì trong lớp bọt đó có

chứa một lượng vi khuẩn dạng sợi lớn đang hoạt động nên việc cào bọt khỏi

bề mặt bể sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi trong bể.

 Vì bọt được hình thành từ lipid sinh học nên có thể dùng polymer để làm xẹp bọt xuống. Bọt khi đã xẹp xuống thì được cào đi.

 Dùng dung dịch NaOCl 10 – 15 % để giảm bọt trong bể. Cho dung dịch này vào trong bể từ 2 – 3 giờ rồi dùng nước xịt cho bọt xẹp xuống. Dung dịch

này sẽ oxy hóa những liên kết hóa học của lipid làm cho bọt dễ bị xẹp

xuống hơn, đồng thời làm cho vi khuẩn dạng sợi giảm đi đáng kể.

b. Bọt do thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng thường gây ra bọt trắng lớn (tuổi bùn nhỏ) hay bọt xám nhờn

(tuổi bùn lớn). Khi thiếu dinh dưỡng, bông bùn tiết ra polysaccharide không hòa tan

được, đó là nguyên nhân gây ra bọt. Có 3 cách để kiểm soát sự tạo bọt do thiếu dinh dưỡng như sau:

Bảng 2.13 Kim soát bọt do thiếu dinh dưỡng

Châm dinh dưỡng đầy đủ

Dùng bình xịt nước làm xẹp bọt xuống

(Theo Settleability Problems and Loss of Solids in the Activated Sludge Process – Michael H.Geradi, bảng 22.2 trang 140)

c. Bọt gây ra bởi tuổi bùn

Một vài loại bọt được tạo ra khi tuổi bùn thay đổi. Những loại bọt này thường

có màu trắng lớn hoặc nâu nhớt hay là những đám bọt nhỏ sệt. Bọt trắng lớn là do tuổi

bùn nhỏ vì vậy muốn hạn chế loại bọt này ta cần tăng tuổi bùn bằng cách giảm lượng bùn dư. Còn bọt nâu nhớt hay sệt là do tuổi bùn lớn, muốn hạn chế ta cần giảm tuổi

bùn bằng cách tăng lượng bùn dư.

d. Bọt gây ra bởi Zoogloeal

Khi Zoogloeal phát triển sẽ sinh ra bọt trắng lớn. Nguyên nhân là do sự phát

triển nhanh chóng của vi sinh vật tạo bông bùn. Trong quá trình phát triển của mình, chúng tạo ra một lượng lớn những vật chất có tính sệt và có khả năng bắt giữ những

bọt khí và tạo ra bọt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách đơn giản nhất để hạn chế bớt bọt trong bể vẫn là xịt nước lên bề mặt để

làm cho bọt xẹp xuống. Cách thứ hai là thực hiện quá trình thiếu khí trong vòng 1 – 2 giờ. Vì vi sinh tạo bông bùn thuộc dạng hiếu khí hoàn toàn nên khi thiếu khí trong khoảng thời gian cho phép từ 1 – 2 giờ sẽ hạn chế được sự phát triển của Zoogloeal.

Quá trình thiếu khí xảy ra khi ngừng thổi khí và trong bể aerotank xuất hiện ion nitrate NO3-. Lúc này, vi khuẩn sẽ sử dụng ion nitrate để làm giảm cBOD hòa tan trong vòng 1 – 2 giờ. Do đó, sự xuất hiện của ion nitrate trong suốt quá trình này là rất quan

trọng. Ngoài ra, người ta còn dùng polymer cation hay anion để làm giảm những chất

sệt do vi sinh tạo bông bùn tiết ra trong quá trình phát triển nhanh chóng của chúng.

e. Bọt gây ra bởi những chất hoạt động bề mặt

Quá nhiều chất hoạt động bề mặt sẽ gây ra bọt trên bề mặt bể aerotank. Để

kiểm soát được hiện tượng này người ta tách những chất hoạt động bề mặt ra khỏi nước thải hoặc nước thải phải được tiền xử lý bằng những chất có enzyme hoạt động

nhằm làm giảm những chất hoạt động bề mặt trước khi đưa vào hệ thống bể aerotank.

Ngoài ra, dùng nước xịt lên bề mặt bể vẫn là cách đơn giản nhất để giảm lượng bọt.

f. Bọt gây ra khi tăng tính kiềm

Khi kiềm tập trung quá nhiều trong bể aerotank sẽ làm thay đổi sức căng bề

mặt. Sự thay đổi này chính là nguyên nhân tạo nên bọt. Giảm bọt gây ra do dư kiềm

bằng cách xịt nước lên bề mặt bể, hoặc là tiền xứ lý kiềm hay bằng cách thay đổi thời gian lưu nước trong bể aerotank.

g. Bọt gây ra bởi polymer cation

Polymer cation thường được dùng để bắt giữ bùn, nén bùn hay tách nước bùn. Bùn loại này thường chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì tính chất của vi khuẩn thay đổi khi điều kiện vận hành thay đổi nên phần trăm cũng như số lượng polymer cần thiết để bắt

giữ,nén bùn cũng như tách nước trong bùn cũng thay đổi theo. Vì vậy, việc kiểm tra định kì để xác định liều lượng polymer thích hợp là rất cần thiết để tránh mất đi một lượng lớn polymer trong bùn.

h. Bọt gây ra bởi chất béo, dầu mỡ

Bọt trong trường hợp này có màu đen nâu hoặc đen, nhớt. Phương pháp kiểm soát như sau:

Bảng 2.14 Kiểm soát bọt do chất béo, dầu mỡ

Kiểm soát nguồn/tiền xử lý chất béo, dầu mỡ

Xịt nước làm xẹp bọt

Tăng lượng bùn dư vì chất béo, dầu mỡ cũng sẽ theo bùn dư ra khỏi bể

Thêm chất khử chất béo, dầu mỡ có enzyme hoạt động

(Theo Settleability Problems and Loss of Solids in the Activated Sludge Process – Michael H.Geradi, bảng 22.8 trang 141)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn: Ảnh hưởng của pH đến tai trong bùn hoạt tính docx (Trang 48 - 51)