Giải thích

Một phần của tài liệu So Sánh ngôn ngữ trong thơ ca Tiếng Việt và Tiếng Anh (Trang 27)

- phải đâu ta!” một lần nữa khắc sâu được sự đau khổ, ngỡ ngàng khi chia ly.

5 Giải thích

Xét về ngôn từ thể hiện tình yêu, giữa thơ Anh và thơ Việt có những sự khác nhau. Điều này có thể giải thích theo hai khía cạnh là do sự khác biệt về văn hóa và sự khác nhau trong cách thể hiện tình cảm giữa Việt Nam và Anh quốc.

Phương diện Thơ việt Thơ Anh

Về văn hóa Văn hóa Phương Đông , trong tình yêu còn nhiều e lệ, ngại ngùng.

Nền văn hóa phương Tây, nghĩ “thoáng” hơn.

Về cách thể hiện thích diễn dãi, bày tỏ một cách gián tiếp.

bày tỏ tình cảm trực tiếp, nhưng không sỗ sàng.

6 Kết luận

6.1 Bài học cho bản thân

Qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu và hoàn thành đề tài Đối chiếu ngôn từ thể hiện

tình yêu trong tiếng Việt và tiếng Anh, nhóm chúng em đã rút ra được một số bài học

quý báu cho bản thân đối với việc học tập cũng như trong cuộc sống.

Trong học tập, chúng em cảm nhận được vẻ đẹp, sự phong phú, đa dạng của ngôn từ trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, nhất là ngôn từ thể hiện tình yêu. Là những sinh viên

chuyên Anh, điều này sẽ giúp ích cho chúng em nhận ra sức mạnh cũng như yêu thêm kho tài sản vô giá của nhân loại – NGÔN TỪ. Thêm vào đó, chúng em sẽ góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và luôn cố gắng để góp nhặt, tích lũy vốn tiếng Anh của bản thân nhiều hơn.

Và đối với cuộc sống, nhóm em đã có những khái niệm rõ hơn cho bản thân về hai chữ tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa. Tình yêu là vị ngọt của cuộc đời, luôn chan chứa yêu thương, sự thủy chung bền chặt nhưng như một lẽ tự nhiên, tình yêu cũng có thể là những khổ đau dằn vặt, những giọt nước mắt dài cho giây phút biệt ly, xa cách. Từ đó, chúng em nhận ra được cần phải biết chắt chiu, nâng niu, giữ gìn hạnh phúc, sự thủy chung trong tình yêu để luôn được an yên, hạnh phúc. Nhưng đồng thời nhóm chúng em cũng có cách nhìn thoáng hơn cho những cái kết không mấy hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Đau khổ khi phải buông tay một một người mình đã trao trọn cả niềm thương, niềm nhớ, hay buông tay một mối tình tưởng chừng như đẹp mãi là lẽ dĩ nhiên. Nhưng thay vì dằn vặt, uất hận mãi không thôi, thì chúng em sẽ xem đó là chuyện đã rồi, chuyện của ngày hôm qua, rồi tự mở lòng mình đi tìm những vùng yêu thương mới như nhà thơ Victor Hugo đã nói : “ Ai đã khổ vì yêu, hãy yêu hơn nữa. Chết trong tình yêu là sống trong tình yêu.”

6.2 Ứng dụng đề tài

Sau khi hoàn thành đề tài đối chiếu ngôn từ thể hiện tình yêu trong thơ Việt và thơ Anh nhóm chúng em tin rằng đề tài sẽ rất hữu ích cho chúng em khi ứng dụng đề tài trong việc dịch thuật nhờ việc mở rộng được vốn từ về tình yêu. Chúng em sẽ biết cách sử dụng ngôn từ, nhất là ngôn từ thể hiện tình yêu, hay hơn, gợi hình, gợi cảm hơn. Ví dụ như việc dịch những bài hát tiếng Anh sang tiếng Việt, nhóm chúng em sẽ không đơn thuần dịch theo từng từ ngữ mà sẽ biết cách chắt lọc từ, dịch hiệu quả hơn.Ngoài ra, đối với những tác phẩm thơ văn viết về tình yêu, bao gồm những trang thơ tiếng Việt hay tiếng Anh, nhóm chúng em sẽ cảm thụ sâu sắc hơn dù rằng ngôn từ, nhất là ngôn từ về tình yêu là một đề tài rộng, nhưng chính những nghiên cứu hiểu biết ban đầu qua quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này sẽ giúp chúng em có những bước đầu để hoàn thiện khả năng của bản thân.

6.3 Phát triển đề tài

Như đã nói ở trên, đề tài Đối chiếu ngôn từ thể hiện tình yêu trong thơ Việt và thơ

Anh là một đề tài khá rộng và với sự hiểu biết hạn hẹp của bản thân cũng như nội dung

chương trình là 30 tiết, nhóm chúng em đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài theo phân loại tình yêu qua ba cung bậc cảm xúc: tình yêu và khao khát hạnh phúc, tình yêu và

sự thủy chung, tình yêu và sự chia ly qua việc phân tích, miêu tả và đối chiếu sáu bài

thơ. Trong đó, ba bài thơ tiếng Anh có khác niên đại so với ba bài thơ tiếng Việt. Nếu có thời gian để nghiên cứu, đào sâu đề tài hơn, nhóm chúng em sẽ đối chiếu ngôn từ thể hiện tình yêu trong thơ Việt và thơ Anh cũng qua ba cung bậc cảm xúc trên nhưng

mỗi cung bậc cảm xúc sẽ đối chiếu bốn bài thơ, cụ thể là hai bài thơ ở thế kỉ 17, 18 và hai bài thơ nữa là ở thế kỉ 20, 21. Như vậy, thì đề tài của nhóm sẽ phong phú và có chiều sâu hơn.

Một phần của tài liệu So Sánh ngôn ngữ trong thơ ca Tiếng Việt và Tiếng Anh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w