Như đã phân tích ở chương một, vận tải là một khâu quan trọng trong logistics (chiếm 3/4 chi phí logistics) trong đó vận tải đường biển có một vai trò lớn, lượng hàng XNK vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 90-92%. Phát triển giao thông vận tải biển đảm bảo đồng bộ giữa hệ thống cảng biển, đội tàu và dịch vụ hàng hải nâng cao trình độ quản lý tạo sức mạnh tổng hợp… sẽ tạo một cơ sở tốt cho việc phát triển dịch vụ logistics.
Đội tàu vận tải biển: xây dựng, phát triển được đội tàu quốc gia có trang bị công nghệ hiện đại, cơ cấu hợp lý, tăng cường các tàu chuyên dùng, tàu chở dầu, tàu hàng rời, tàu container, tàu RO-RO…có trọng tải lớn. Tuổi tàu bình quân của đội tàu 7-10. Trong đó:
- Đội tàu container: phát triển tàu container có trọng tải thích hợp để hoạt động trong khu vực Châu Á nhằm hoà nhập với tiêu chuẩn kỹ thuật kinh doanh của ASEAN với mục tiêu vận chuyển 35-40% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tư tàu có trọng tải 450 TEU- 600 TEU- 800 TEU phù hợp với việc cung cấp tàu, luồng tàu, công nghệ khai thác. Đến 2020, cảng container chuyên dùng của Việt Nam đầu tư đã đi vào hoạt động, công nghệ khai thác điều hành và tham gia các tổ chức chuyên vận tải container đã có kinh nghiệm và hiệu quả, chuyển sang đầu tư tàu container cỡ lớn trên 2000 TEU để tham gia vận chuyển trên các tuyến đi Châu Âu, Châu Mỹ.
- Đội tàu chở dầu: gồm đội tàu chở dầu thô, tàu chở dầu sản phẩm, đội tàu chở hàng rời, đội tàu ven biển, các tuyến vận tải ven biển của Việt Nam sẽ được tập trung phát triển các tàu có trọng tải từ 300-5000 DWT, tàu vận chuyển có hiệu quả kinh tế nhất là loại có trọng tải từ 3000-5000 DWT, năm 2010 là 820.000 DWT.
89
- Tập trung củng cố và nâng cấp hệ thống cảng biển hiện có, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị xếp dỡ, đặc biệt là các thiết bị xếp dỡ container để phù hợp với xu hướng container hoá của quốc tế.
- Xây dựng một vài cảng nước sâu tại các vùng kinh tế trọng điểm để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Phát triển một hệ thống cảng có đủ khả năng thông qua khối lượng hàng hoá gần 200 triệu tấn/ năm.
- Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ thông tin, quản lý điều hành. - Xây dựng cảng chuyển tàu tại vị trí phù hợp
Về an toàn hàng hải và dịch vụ hàng hải: Đầu tư xây dựng hiện đại hoá hệ thống đài thông tin duyên hải, hệ thống báo hiệu hàng hải, hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển, hệ thống chống dầu tràn trên cảng biển…
Phát triển nguồn nhân lực hàng hải: Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, hiểu sâu các điều ước quốc tế về hàng hải. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: đào tạo mới và đào tạo lại tại các cơ sở đào tạo của ngành, tạo các trường trung học và đại học trong và ngoài nước.
Phát triển khoa học công nghệ trong ngành giao thông vận tải nói chung và trong logistics nói riêng
Những nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) Ngành Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian tới cần hướng vào mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) Ngành GTVT, nhằm tạo nên một tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh đi trước một bước, làm tiền đề cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội cũng như chính là cơ sở cho sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Trong những năm qua, công tác thiết kế khoa học kỹ thuật (KHKT) của Ngành GTVT đã gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thích nghi với cơ chế thị trường, hoà đồng với các sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu trong các mặt: lập quy hoạch định hướng phát triển Ngành, quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm mới
90
trong lĩnh vực vận tải, công nghiệp và xây dựng công trình, góp phần quan trọng bảo đảm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch của Ngành trong đó có lĩnh vực giao nhận kho vận. Do nước ta đang ở giai đoạn phát triển kinh tế khác so với các nước phát triển (có thể nói là ở giai đoạn thấp hơn) nên việc định hướng phát triển KHCN Ngành GTVT cũng như trong ngành giao nhận kho vận (là tên gọi phổ biến hiện nay của logistics tại Việt Nam) phải dung đắn và phù hợp mới có thể đẩy mạnh được sự phát triển của các ngành này. Chúng ta phải tiến hành từng bước, không nôn nóng thì mới có thể phát triển bền vững và theo kịp được sự phát triển của logistics toàn cầu:
- Tổ chức nghiên cứu đón trước các công nghệ mũi nhọn, đồng thời với việc đánh giá lựa chọn công nghệ phục vụ sản xuất trước mắt. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ KHCN của các cán bộ, công nhân kỹ thuật ở mọi lĩnh vực khảo sát thiết kế, thi công, xây dựng quy trình công nghệ cùng với tác phong công nghiệp trong công tác sản xuất và nghiên cứu triển khai.
- Coi trọng và tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu KHCN trong nước, tổ chức triển khai các kết quả nghiên cứu đề tài, các phương án hợp lý hoá sản xuất. Tổng kết kinh nghiệm việc ứng dụng công nghệ mới để phổ biến áp dụng cho toàn Ngành. Xây dựng cơ chế tạo vốn, tăng mức đầu tư cho khoa học từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ quỹ phát triển KHCN và các dự án liên doanh liên kết xây dựng công trình lớn.
- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, coi đây là một biện pháp quan trọng, có hiệu lực để xây dựng, phát triển KHCN trên cơ sở tận dụng tri thức kỹ thuật hiện đại của các nước. Tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc thành tựu khoa học GTVT trên cơ sở khả năng tiếp thu ứng dụng và các điều kiện cụ thể của ngành như tiền vốn, trình độ cán bộ, năng lực thí nghiệm, công tác thi công, duy tu sửa chữa cùng các thuận lợi có liên quan.
Ban hành các nghị định, thông tƣ, chỉ thị có liên quan tới dịch vụ giao nhận kho vận đảm bảo tính khả thi.
91
Do yêu cầu của sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu, càng ngày chúng ta càng ban hành nhiều luật chuyên ngành như luật Thương mại, luật Doanh nghiệp, luật Hải quan, luật Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Để thi hành các luật đó trong lĩnh vực này, trước khi ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự trao đổi với Hiệp hội cũng như các Hiệp hội ngành nghế khác có liên quan để bảo đảm tính khả thi sau khi ban hành, nếu không khó lòng đạt được mục đích chung của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ví dụ việc ban hành Thông tư 744/TCT/NV5 của Tổng cục Thuế ngày 8/3/2001 về đánh thuế 5% đối với các công ty dịch vụ vận tải nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thông qua đại lý ở Việt Nam đã không thực hiện được vì các chuyên gia soạn thảo chưa có điều kiện nắm bắt đầy đủ nội dung dịch vụ này.
2.3.1.Phát triển các dịch vụ logistics mũi nhọn của Công ty
2.3.1.1 Đầu tư phát triển dịch vụ cho thuê kho bãi
Công ty đã xây dựng Trung tâm tiếp vận Thăng Long (Dragon Logistics) vào năm 2005 nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng tăng và của các công ty hoạt động tại Khu Công nghiệp (KCN) Thăng Long và trên địa bàn Hà Nội. Trung tâm có kèm chức năng kho ngoại quan này do Công ty KCN Thăng Long và Công ty PNT trans cùng góp vốn xây dựng. Khu nhà kho rộng 5.000 m2 và một bãi container rộng 7.000 m2. Hai khu này đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu phân phối giao nhận của khách hàng. Trong tương lai sẽ mở rộng thêm 5 ha, trong đó diện tích khu kho chứa hàng sẽ là 10.000 m2. Trung tâm tiếp vận Thăng Long sẽ cung cấp các dịch vụ ưu đãi, đặc biệt là cho các khách hàng đang hoạt động trong KCN Thăng Long. Dragon Logistics sẽ hoạt động như một kho lưu giữ nguyên vật liệu và thành phẩm cho khách hàng trong KCN nhằm tiết kiệm diện tích kho bãi cho từng công ty. Khi hình thành kho ngoại quan, khách hàng có thể làm thủ tục hải quan ngay trong Dragon Logistics. Như vậy, hàng hoá khi nhập vào kho chưa phải làm thủ tục nhập khẩu và tính thuế. Chỉ khi nào hàng hoá xuất ra khỏi kho đưa vào nhà máy thì mới bắt đầu làm thủ tục này.
92
- Hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu.
- Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Hàng hoá xuất nhập khẩu phải lưu kho ngoại quan để làm những thủ tục cần thiết như:
- Tập kết hàng hoá xuất nhập khẩu thành lô, chuyến theo hợp đồng xuất nhập khẩu. - Lưu kho, lưu bãi để chờ xuất hoặc nhập khẩu.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng hoá của Hải quan. - Kiểm định chất lượng hàng hoá.
- Kiểm tra y tế.
- Làm đồng bộ, đóng gói, phân loại. - Môi giới bán hàng.
Với chức năng là lưu giữ, bảo quản hàng hoá, kho ngoại quan phải có thiết kế, trang thiết bị phù hợp với dặc điểm bảo quản của từng loại hàng hoá nhằm bảo đảm giữ nguyên chất lượng, trạng thái ban đầu của hàng hoá hoặc hạn chế những thiệt hại do việc vận chuyển xếp dỡ hàng hoá gây ra.
Ngày nay, khối lượng trao đổi, buôn bán hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với nước ngoài ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi phải có sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ của kho ngoại quan là một yêu cầu cấp bách, nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ lưu chuyển hàng hoá của các cảng. Muốn vậy, Công ty phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh kho vận, giao nhận, kiểm tra hàng hoá, nghiệp vụ về giao dịch ngoại thương, có sự hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế xây dựng đường xá, kho bãi…với những trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ, phân loại, đóng gói, bảo quản hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng. Mặt khác phải xây dựng nội quy kho khoa học theo hướng kinh doanh và phục vụ tốt khách hàng. Đặc biệt kho ngoại quan là nơi diễn ra sự kiểm tra và quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hoá, Công ty phải phối hợp với các cơ quan hữu trách, thực hiện tốt quy định của Nhà nước.
93
2.3.1.2 Phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức (VTĐPT)
Để nâng cao chất lượng dịch vụ VTĐPT ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho Công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì Công ty cần có sự nhận thức đầy đủ về VTĐPT và phải phát triển kết cầu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó Công ty còn phải xem xét đến các yếu tố sau:
- Đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hóa. - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng VTĐPT.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải.
Tăng cường liên hiệp các vận tải đa phương thức
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, không cần phải tất cả các phương thức vận tải tham gia phục vụ chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc tế phải mạnh mới thực hiện quyền chuyên chở hàng hóa, mà trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, phải coi trọng việc tăng cường liên kết các công ty vận tải trong nước và quốc tế để cho thị trường vận tải được thông suốt. Việc liên kết các công ty vận tải giúp cho việc khai thác phương tiện vận tải đi về nhiều chiều trên các đại dương theo những tuyến đường phù hợp và ổn định thông qua các công ty vận tải hoặc trung tâm giao nhận – vận chuyển dặt ở một số nước. Việc liên kết VTĐPT giúp cho người kinh doanh VTĐPT thâu tóm được tất cả mọi khâu của quá trình đưa hàng xuất nhập khẩu từ nơi sản xuất đến cơ sở của người mua.
Đẩy mạnh đào tạo cán bộ công nhân viên
Giáo dục và rèn luyện con nguời luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con người. Người làm VTĐPT vừa là nhà giao nhận vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp…để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi người làm vận tải phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử. Bên cạnh đó, sự hiểu biết các lĩnh vực
94
liên quan cũng là một vấn đề cần thiết như: hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm…Do đó một giải pháp Công ty cần hết sức quan tâm, chú trọng đó là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:
- Tổ chức các khóa học theo hướng chuyên sâu kết hợp với khả năng kinh nghiệm nhiều phần việc liên quan.
- Thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh và vi tính để đảm bảo cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới.
- Tổ chức các khóa học về nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật…theo hình thức ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài.
- Cử các cán bộ nghiệp vụ đi học ở nước ngoài qua các liên doanh, các Hiệp hội mà Công ty tham gia để nâng cao trình độ, thu thập thêm kinh nghiệm. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của Công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn dịch vụ, tìm mối chắp nối giao dịch, ký kết các hợp đồng mới. Qua kinh nghiệm thực tế, chắc chắn các cán bộ của Công ty sẽ đưa ra được các biện pháp khắc phục kịp thời.