- Chưa phân tích độ nhạy để đánh giá các tác động ảnh hưởng đến dòng doanh thu
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.2.9 Một số giải pháp khác
•Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay:
Chi nhánh cần phải tuân thủ các điều kiện qui định của Nhà nước, và của Hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên để thực hiện tốt yêu cầu trên, chi nhánh cần phải có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định chọn lựa, kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng.
Biện pháp bảo đảm tiền vay cần phù hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, đảm bảo an toàn, hiệu quả, vì vậy ngân hàng cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án/phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý.
nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị..., vì vậy, việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Không được chủ quan cho vay như xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Tuy vậy không có nghĩa rằng ngân hàng cứ nhất nhất phải đòi hỏi tài sản đảm bảo, cần thay đổi quan niệm “ngại rủi ro”, cứng nhắc. Hiện nay, thực hiện biện pháp kích cầu của chính phủ, khi cho vay một số doanh nghiệp có thể dùng biện pháp bảo lãnh vay vốn mà không cần có tài sản đảm bảo, do đó ngân hàng cần linh hoạt hơn nữa trong thẩm định.
• Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế :
Cần chuyển từ qui trình quản lý rủi ro phi tập trung sang mô hình quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn với các qui trình và thủ tục thống nhất. Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:
- Một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Ban lãnh đạo Ngân hàng.
- Các chính sách, qui trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin quản trị rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị rủi ro.
- Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
•Mở rộng quyền hạn phán quyết cho chi nhánh cấp 1:
Giới hạn trong quyền hạn phán quyết cho vay của chi nhánh cấp 1 như MHB Hà Tây hiện nay đôi khi là trở ngại cho công tác thẩm định tại MHB Hà Tây. Đối
với một số dự án vay vốn lớn, ngân hàng không được phép quyết định cho vay mà phải thông qua hội sở chính tái thẩm định sau đó mới đưa ra quyết định. Đôi khi sự rườm rà trong thủ tục có thể dẫn đến mất cơ hội đầu tư của khách hàng. Vì vậy, MHB nên mở rộng hơn nữa quyền hạn phán quyết cho chi nhánh cấp 1.