* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quản lí tài chính chưa được chú trọng:
Các hoạt động trong công tác quản lí tài chính ở công ty như: công tác xây dựng kế hoạch tài chính, công tác phân tích tài chính chưa được quan tâm thích đáng. Công ty chưa có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính nên kết quả phân tích còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh được thực chất hoạt động của
công tác xây dựng kế hoạch tài chính còn chưa hợp lí, chưa sát thực đối với điều kiện của công ty nên chưa thể xây dựng được phương hướng cụ thể cho hoạt động kinh doanh của công ty mình.
- Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh ở doanh nghiệp còn quá sơ sài, chưa có sự đầu tư thoả đáng, công ty chỉ chú trọng tới lợi ích trước mắt mà chưa có chiến lược lâu dài. Mỗi doanh nghiệp thương mại đều tự xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình và công tác này đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên ở công ty điện máy – xe đạp – xe máy thì hoạt động này chưa được quan tâm. Các kế hoạch mà công ty đưa ra đều mang tính bột phát chưa có một kế hoạch cụ thể. Cụ thể là năm 2001 công ty đã rhu được lợi nhuận rất cao từ việc nhập khẩu xe máy Trung Quốc tung ra thị trường, nhưng chỉ 2 năm sau việc tiêu thụ loại mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn do tác động của nhiều yếu tố như chất lượng xe kém so với nhiều loại xe hiện có trên thị trường thêm vào đó là việc nhà nước hạn chế việc tiêu thụ xe máy điều này làm đẩy giá xe máy lên cao trong khi nhu cầu trong nước giảm đi đối với mặt hàng xe máy này. Tuy nhiên do lợi nhuận từ việc kinh doanh loại mặt hàng này đem lại công ty vẫn tiếp tục nhập khẩu loại hàng này với số lượng lớn mà không chịu nghiên cứu rõ tình hình thị trường, không xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể. Đến khi kết quả kinh doanh cho thấy mặt hàng này còn tồn đọng quá nhiều, lợi nhuận thu lại không cao, thì đến lúc này doanh nghiệp mới đưa ra những giải pháp mang tính chất tình huống. Điều này cho thấy hoạt động của doanh nghiệp luôn ở trong thế bị động, hoạt động này là hoàn toàn không phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
- Công tác tổ chức hoạt động bán hàng của công ty tỏ ra yếu kém.
rằng doanh thu từ hoạt động này đem lại quá ít, chưa đủ bù đắp chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Điều này chứng tỏ công tác bán hàng của doanh nghiệp tỏ ra kém hiệu quả trong khâu giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Công ty chưa có bộ phận tiếp thị hàng hoá cho khách hàng để mở rộng thị phần tiêu thụ hàng hoá của mình trên cả nước. Trong hoạt động bán hàng chưa có các dịch vụ khuyến khích khách hàng như giảm giá, , khuyến mại, chiết khấu đối với các khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn… dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm rất chậm. Hoạt động thu thập thông tin khách hàng về sản phẩm của công ty chưa được thực hiện, bên cạnh đó các hoạt động nắm bắt thông tin về thị trường các mặt hàng nhập khẩu còn chưa được chú trọng, các mặt hàng xuất khẩu lại không có, công ty cũng chưa thành lập được đội ngũ nhân viên chuyên trách Marketing. Do vậy công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn. Xác định giá bán sản phẩm so với giá vốn chưa hợp lí.
- Quy mô sản xuất nhỏ: Mặc dù công ty đã chú trọng đến việc trích lập quỹ lợi nhuận hàng năm để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị nhà xưởng nhưng khả năng hạn chế, và gặp khó khăn.
Vì quy mô sản xuất nhỏ nên sức sản xuất bị hạn chế khiến công ty chỉ kí hợp đồng sản xuất với khối lượng vừa phải, có khi rất nhỏ hay phải cùng hợp tác với công ty khác để cùng thực hiện. Hiện nay dây chuyền sản xuất của công ty còn thiếu, đòi hỏi cần có sự đầu tư thêm để quy mô sản xuất tăng lên.
- Đội ngũ lao động của công ty:
Dù luôn trả lương đúng hạn, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động nhưng năng suất lao động của công ty so với công ty khác chỉ xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn. Nhiều bộ phận không làm việc hết công suất, ngược lại một số bộ phận lại không có việc làm. Việc tinh giảm đội ngũ lao động gián tiếp chưa được thực hiện một cách triệt để, công tác tuyển dụng lao động trong các
triệt trong toàn công ty song kết quả thu được thấp. Chi phí cho đào tạo nâng cao trình độ lao động chưa được đầu tư thoả đáng.
* Nguyên nhân khách quan:
- Do hậu quả của cơ chế cũ để lại: Doanh nghiệp nhà nước quen được hưởng sự bao cấp và bảo hộ của nhà nước nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường gặp rất nhiều khó khăn, chưa nhạy cảm với các tín hiệu của thị trường như quan hệ cung cầu, lãi suất cạnh tranh, các chính sách của nhà nước… còn rất thấp. Phong cách làm việc tỏ ra thụ động, thiếu sáng tạo trong công việc.
- Do chính sách của nhà nước:
+ Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp, sự hỗ trợ vốn của cơ quan chủ quản để mở rộng kinh doanh còn rải rác và không thường xuyên.
+ Chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước: Vì công ty phụ thuộc rất nhiều từ các khoản vay của ngân hàng do vậy chính sách lãi suất có ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty. Việc trả lãi tiền vay được khống chế theo chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố và được xem là chi phí hợp lí của doanh nghiệp.
+ Chính sách thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước:
Thuế là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty. Thuế suất tăng làm chi phí nộp thuế tăng, dẫn đến giá thành tăng. Khi giá thành tăng lên nếu doanh nghiệp tăng giá bán thì lượng tiêu thụ hàng hoá giảm, dẫn đến tổng doanh thu giảm và lợi nhuận giảm.
- Giá cả thị trường thường xuyên biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt gây sức ép về giá cả. Do vậy doanh nghiệp muốn đứng vững trong cơ chế mới này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín với bạn hàng, bên cạnh đó hạ giá thành sản phẩm, có như vậy doanh nghiệp mới cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác khi cùng kinh doanh
doanh của công ty trong những năm qua. Để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới doanh nghiệp cần phải có định hướng mục tiêu kinh doanh phù hợp, thay đổi cách thức kinh doanh cũ, thay vào đó là các chiến lược kinh doanh sáng tạo, nhạy bén hơn trong việc tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng.