V ME () (2.5) Ta có thể khai triển dạng chuổi Taylor khi không có từ trườ ng theo bi ể u th ứ c:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân tích cấu trúc của bă ng t ừ (Fe 0.8 Co 0.2 ) 0.78 Si 0.12 B 0
3.2. Tính chất từ của (Fe0.8Co0.2)0.78Si 0.12B0.1 dạng băng 1 Tính chất từ của mẫu ngay sau khi chế tạo
3.2.1. Tính chất từ của mẫu ngay sau khi chế tạo
Đường cong từ trễ đã được khảo sát theo hai phương từ trường song song và vuông góc với mặt phẳng của băng từ. Kết quả đo trên mẫu ngay sau khi chế tạo
được được đưa ra trên hình 3.3. Nhìn vào đường cong ta thấy các băng từ này thể
hiện tính dị hướng mặt phẳng với từ độ dễ đạt trạng thái bão hòa ngay trong từ
trường ngoài thấp trong khi đó, theo phương vuông góc, tại từ trường lớn,
H = 10000 Oe, trạng thái từ vẫn chưa đạt đến bão hòa. Tính chất từ siêu mềm trong mặt phẳng mẫu được thể hiện trong vùng từ trường thấp với giá trị lực kháng từ rất nhỏ (Hc ~ 0,3 Oe), từ độ bão hòa cao (MS ~ 170 emu/g) và từ trường bão hòa thấp (Hs ~ 200 Oe). Với tính chất này, chúng tôi trông đợi băng vô định hình (Fe0.8Co0.2)0.78Si0.12B0.1 chế tạo được sẽ cho tính chất từ giảo mềm trong vùng từ
trường thấp.
Ở đây, để nghiên cứu dị hướng từ theo các phương khác nhau nằm trong mặt phẳng màng, đường cong từ hóa đo theo hai phương từ trường song song với chiều dài và chiều rộng của băng được chỉ ra trên hình 3.4. Nhìn vào đường cong này ta thấy phương dễ từ hóa với xu thế bão hòa từ độ dễ đạt được dọc theo chiều dài băng hơn khi khi từ trường hướng theo phương chiều rộng băng.
-180-120 -120 -60 0 60 120 180 -3000 -2000 -1000 0 1000 2000 3000 H (Oe) M ( em u /g ) H H
Hình 3.3. Đường cong từ trễ đo theo phương từ trường song song và vuông góc với mặt phẳng băng.
Hình 3.4. Đường cong từ trễ tỉ đối (M/Ms) đo trong mặt phẳng, theo hai phương từ trường song song với chiều dài và chiều rộng của băng ngay sau khi chế tạo.