Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Long Biên (Trang 37 - 41)

a. Các nhân tố thuộc về NHTM

2.3.2Những hạn chế

Mặc dù hoạt động tín dụng ngắn hạn năm qua đạt được kết quả đáng kể nhưng chất lượng ngắn hạn chưa cao. Những hạn chế đó biểu hiện như sau:

Về phía Ngân hàng

+ Việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định tín dụng. Trong tín dụng ngắn hạn, thời gian và thời cơ kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với cả doanh nghiệp và Ngân hàng do vậy cán bộ tín dụng đôi khi bỏ qua một số bước trong phân tích tín dụng, dẫn đến tiềm ẩn các rủi ro cho Ngân hàng.

+ Vòng quay vốn của Chi nhánh chưa đạt mức chung của toàn hệ thống. Điều này cho thấy chi nhánh còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả nợ, chưa xác định được tốc độ chu chuyển vốn trong các doanh nghiệp và sự kết hợp về sự kết hợp về tốc độ chu chuyển của từng doanh nghiệp trong hệ thống các doanh nghiệp - khách hàng, để thiết lập vòng quay vốn tối ưu. Vòng quay vốn chưa cao còn cho thấy công tác thu hồi nợ chưa tốt. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trong không chỉ đảm bảo cho khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng, mà còn đảm bảo một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng.

+Khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Doanh nghiệp vay được vốn mà không sử dụng hiệu quả thì sẽ không có lợi nhuận, không trả được nợ cho Ngân hàng. Có những doanh nghiệp vay vốn để thực hiện những dự án lớn song lại hoàn toàn thất bại, dẫn đến vỡ nợ từ đó không chỉ đặt doanh nghiệp vào trạng thái phá sản mà còn gây thiệt hại cho Chi nhánh Ngân hàng.

+ Thái độ trả nợ của khách hàng đôi khi là không tích cực. Có nhiều doanh nghiệp vayvốn Ngân hàng song không tích cực trả nợ, có thái độ chần chừ không trung thực trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng gây cản trở và thiệt hại đối với hoạt động của Ngân hàng.

Về phía Ngân hàng

+Phương thức cho vay ngắn hạn chưa đa dạng hiện nay, chi nhánh chỉ áp dụng nhiều nhất hai phương thức cho vay ngắn hạn là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Hai phương thức này hoặc mang tính thụ động, chờ khách hàng yêu cầu về vốn vay thì đáp ứng, hoặc không có sự đảm bảo nào cho việc thu hồi nợ ngoài sự đảm bảo từ phía khách hàng vay vốn.

+Quy trình thẩm định còn một số bất cập.

Mặc dù đã có sổ tay tín dụng được áp dụng chung trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhưng việc áp dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ dừng lại ở lý thuyết. Một số cán bộ tín dụng vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc không có điều kiện thực hiện theo các quy định của sổ tay, mà một phần lớn là dựa trên kinh nghiệm. Do vậy, đôi khi các bước thẩm định bị coi nhẹ hay thậm chí bỏ qua làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

+ Mặc dù thông tin vừa thiếu vừa không chính xác vừa không cập nhật. Ngân hàng có nhiều nguồn thông tin để thẩm định một khách hàng, tuy nhiên hiện nay nguồn thông tin chủ yếu nhất vẫn là các tài liệu do khách hàng lập. Điều này không đảm bảo được tính khách quan chính xác của số liệu. Thậm chí, Ngân hàng cũng khó phát hiện được các sai sót trong các báo cáo. hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã thành lập trung tâm thông tin tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Song những hồ sơ này không thể cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng vì đó chỉ là thông tin trong quá khứ, thông tin ở trạng thái tĩnh. Việc thiếu thông tin, không nắm rõ tình hình khách hàng như vậy sẽ có thể dẫn Ngân hàng đến các rủi ro tín dụng.

+ Chiến lược hỗ trợ khách hàng vay vốn còn hạn chế. Các cán bộ tín dụng còn thể hiện sự thụ động trong việc cùng khách hàng tìm kiếm, phát triển phương án kinh doanh. Cán bộ tín dụng hầu như mới chỉ dừng lại ở tư vấn cho khách hàng về các điều kiện thủ tục vay vốn mà chưa cùng họ tìm ra cách thức tháo gỡ khó khăn, tìm ra cách thức đáp ứng vốn tốt nhất cho họ cùng họ thực hiện một phần hoặc tham gia tư vấn chuyên môn cho dự án xin vay.

+ Công tác kiểm tra kiểm soát còn chưa tốt. Cho vay là một hoạt động có nhiều rủi ro. Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng đối với hoạt động này. Thực hiện tốt công tác này không chỉ giúp sớm nhận ra các sai sót và xử lý kịp thời, hạn chế bớt tổn thất cho cả Ngân hàng và khách hàng mà còn có ý nghĩa dự báo, ngăn ngừa tổn thất nâng cao chất lượng tín dụng. Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt, còn có những khoản vay xấu mà không được phát hiện kịp thời, để rơi vào tình trạng nợ quá hạn nợ khó đòi.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HANG XUẤT NHẬP KHẨU CHI NHÁNH LONG BIÊN. 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng xuất nhập khẩu chi nhánh Long Biên trong năm 2010.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động qua các năm qua, Eximbank đã xác định tầm nhìn để tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường là: “ Phấn đấu đưa Eximbank trở thành tập đoàn tài chính ngân hang đa năng đạt mức trung bình trong khu vực, nằm trong top 5 tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh nhất của Việt Nam cả về quy mô và hiệu quả. Mang đến sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ trên nền tảnh công nghiệp hiện đại, thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi. Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc cộng đồng, đóng góp cho việc xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của quốc gia và không ngừng gia tăng lợi ích cho cổ đông.”

Định hướng chiến lược của Eximbank là:

- Hoạt động Ngân hàng thương mại là cốt lõi, chủ yếu, phát triển và đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước.

- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư…), dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thong qua liên doanh với các đối tác nước ngoài.

- Phát triển trên nền tảng:

+ Công nghệ ngân hàng hiện đại.

+ Cơ cấu quản trị và mô hình tổ chức cũng như các chuẩn mực phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.

+ Nguồn nhân lực có chất lượng cao, có động lực và được bố trí, sử dụng tốt. + Đội ngũ khách hàng ngày càng đa dạng, gắn bó.

+ Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu xuyên suốt và hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng xuất nhập khẩu chi nhánh Long Biên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Long Biên (Trang 37 - 41)