D 7: Hướng tác vụ dữ liệu 0= Host đến thiết bị
d. SREJ Selective Reject
Các khung này có thể được tạo ra để yêu cầu phát lại đặt tả khung I chi tiết bằng Nr chứa trong khung SREJ. Nr này cũng xác nhận tất cả các khung thông qua Nr-1. Trạng thái hủy được xóa khi khung được yêu cầu hay lệnh thiết lập mode được nhận chính xác.
5.2.5.3. Định dạng thông tin (I)
Chỉ có các khung I có định dạng trường C là một chuỗi. Các giá trị Nr và Ns được cấp cho số khung được gửi và khung chờ để nhận tiếp theo. Việc xác nhận được yêu cầu khi trị cực đại của khung chưa xác nhận. Việc yêu cầu phát lại được tạo bởi khung S thích hợp. Trạm gốc kết thúc một chuỗi khung I bằng một khung có bit P/F được lập, trạm thứ cấp kết thúc với một một khung có bit F được lập.
7 6 5 4 3 2 1 0
Nr P/F Ns 0
5.3. Lớp vật lý
Trong phần này trình bày sự truyền thông điểm-điểm giữa các thiết bị điện tử bằng cách dùng trực tiếp thông tin hồng ngoại bán song công qua không gian tự do. Giới hạn của môi trường truyền thông của thông tin hồng ngoại nối tiếp (SIR) gồm các tốc độ sau: 115.2Kbps, 0.576Mbps, 1.152Mbps, 4Mbps và 16Mbps.
5.3.1. Tổng quan lớp vật lý
Liên kết hồng ngoại thường có khoảng cách từ 01.5m và với các bộ thu phát công suất nhỏ thì khoảng cách có thể nhỏ hơn. Không gian liên kết theo phương thức nhìn thẳng trong một trường không gian tự do giữa hai thiết bị độc lập.
Việc truyền nhận bằng tín hiệu quang thương được mã hóa tuỳ thuộc tốc độ truyền nhận giữa các thiết bị, thông thường gồm có các dạng mã hóa là 3/16 dùng cho tốc độ 115.2Kbps, với các tốc độ cao hơn thì sử dụng mã 4PPM và với truyền nhận tốc độ cao (FIR) sẽ dùng mã HHH (1,13). Việc sử dụng các dạng mã hóa này được dùng do tiết kiệm năng lượng quang.
Sơ đồ khối cuối trong liên kết hồng ngoại được cho như trong H-5.5. trong sơ đồ này tín hiệu điện [1] từ các bộ mã hoá/giải mã là các tín hiệu nối tiếp và các tín hiệu thu phát quang [3] là các dạng mã hóa quang hồng ngoại sẽ được xét ở phần sau. Các tín hiệu [2] là tín hiệu điện tương tự có dạng của tín hiệu quang ở [3], và là tín hiệu [1] đã mã hóa và tạo thành khung, gồm một bit Start, 8bit dữ liệu và 1bit Stop.
+ Góc khối
Trục quang là pháp tuyến của mặt ngoài cổng quang (H-5.6). Để đơn giản tâm của cổng quang là điểm gốc của trục quang đầu ra. Nếu là bất đối xứng, với điều kiện góc 1/2 cực đại không lớn hơn dãi góc 1/2 cực đại cho phép và góc 1/2 cực tiểu không nhỏ hơn góc 1/2 cực tiểu cho phép đó chính là đáp ứng của đặc tả góc 1/2.
Hình 5.5 : Khối chuyển đổi Ir
Đường trung tâm cổng quang
Hình 5.6. Góc nhìn cổng quang
Giao diện cổng quang Trục quang
Nữa góc
Bề mặt ngoài cổng quang
5.3.2. Đặc tả môi trường giao diện
Có hai loại đầu thu phát, nhưng thường gặp là loại chuẩn có khoảng cách liên kết khoảng 1m, còn với các hoạt động công suất thấp thì khoảng cách ngắn hơn (khoảng 0.2m). Tỷ số bit lỗi khoảng 10-8
.
Tốc độ báo hiệu và thời gian xung được cho như trong B-5.7 . Chú ý là trong chuẩn IrDA thì hoạt động ở tốc độ thấp nhất là 9.6kbps.