CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn 2006 – 2009.DOC (Trang 32 - 34)

4.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2009 cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua là có hiệu quả, sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng đều tăng. Công ty cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào lợi ích xã hội. Tuy nhiên:

Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh của công ty còn hạn chế, nguyên nhân là do:

Công ty chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.

Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng sản phẩm và đa thương hiệu.

Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của công ty giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của công ty.

Tiềm lực về tài chính hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng công ty không có điều kiện để lựa

chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.

Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của công ty còn hạn chế. Công ty xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài.

Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp công ty chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng công ty.

Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tất, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống công ty còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu,...

Môi trường kinh doanh của công ty còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).

4.2 KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận tại công ty , chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:

Đối với Nhà nước:

Cần thường xuyên gặp gỡ, tổ chức lấy ý kiến, giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho công ty. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Cần có chính sách khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sự phát triển chung của đất nước.

Đối với công ty :

Tạo môi tường làm việc thân thiện và an toàn, tạo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể CB CNV, làm cho mục tiêu phấn đấu của họ thống nhất với mục tiêu kinh doanh của công ty. Quan tâm đến đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho nhân viên.

Giữ vững chất lượng sản phẩm, ổn định giá bán sản phẩm, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty.

Mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt trong việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu thị trường và quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty. Thành lập bộ phận marketing chuyên biệt nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Áp dụng phương thức kinh doanh thuận tiện nhất cho khách hàng như giao hàng tận nơi, bán hàng trả chậm.

Nâng cao lợi nhuận của công ty bằng cách giảm các chi phí.

Đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng suất sản xuất, giảm thiểu hao phí nguyên vật liệu, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trên thương trường.

Khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động thông qua hình thức trả lương, khen thưởng hợp lý.

Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các chi phí vận chuyển và phương tiện vận chuyển.

GIẢI PHÁP:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn 2006 – 2009.DOC (Trang 32 - 34)