Di vật tiêu biểu trong khuôn viên di tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền nghè (Trang 44)

4. Bố cục khóa luận

2.3.3. Di vật tiêu biểu trong khuôn viên di tích

*Bia thần tích

Bia đá lớn được để trang trọng trong lầu bia, trên chính diện đường thần đạo trước sân Đền Nghè. Bia ghi “Hải Phòng An Biên thần tích bi”, nghĩa là bia ghi thần tích miếu cổ làng An Biên, thành phố Hải Phòng. Trên bia khắc hơn 1000 chữ Hán do dân làng An Biên tạo tác vào mùa xuân năm 1924.

Bia thần tích đặt trên đế bia bằng đá. Bia gồm 3 phần: Trán bia, thân bia, đế bia. Trán bia khắc nổi hình lưỡng long chầu nhật ở trung tâm, xung quanh trang trí các cụm vân mây. Thân bia là phần ghi nội dung, xung quanh thân bia có diềm bia khắc nổi hoa cúc dây, phía dưới diềm thân bia chạm khắc lưỡng long như nâng đỡ bia. Đế bia là một khối đá liền tạo dáng như một bàn thờ kiểu chân quỳ dạ cá, mặt hướng tiền chạm nổi hổ phù, hàm thọ. Dạ cá hai bên hồi bàn đá chạm nổi hoa lá thiêng. Nhìn tổng thể, bia thần tích tạo dáng giống một bài vị lớn, các họa tiết trang trí mang ý nghĩa linh thiêng và sự tôn thờ cao cả. Bia có kích thước: Cao 1.5m, rộng 1m, dầy 0.2m.

*Voi đá- Ngựa đá:

Cùng với hệ thống các di vật cổ vật trong khu di tích Đền Nghè, với ý

nghĩa là đền thờ một nữ tướng trận mạc, người xưa khi dựng đền thờ Bà đã đưa các vật linh gắn bó với cuộc đời chinh chiến của Nữ tướng Lê Chân phối thờ cùng.

Voi đá ( một cặp): trong tư thế buông vòi phủ phục chờ chủ tướng xung trận

Ngựa đá ( một cặp) trong tư thế đứng, sẵn sàng cương đai như chờ đợi chủ tướng xuất kích.

Voi đá và ngựa đá được tạc bằng đá xanh nguyên khối, có kích thước không lớn ( cao 60 cm, rộng 40 cm). Những di vật này được tạo trong đợt tu sửa năm 1924.

*Khánh đá:

Khánh đá treo tại nhà tiền tế Đền Nghè, đây là chiếc khánh đá có kích thước lớn ( 160 × 97 × 6 cm) . Mặt trước khắc nổi trang trí đề tài lưỡng long chầu nguyệt trong nền vân tản ( vũ hội long vân). Mặt sau khắc nổi đề tài cụm sen, tứ linh ( long, ly, quy, phượng). Phía trên gần đỉnh khánh tạo lỗ treo khánh. Mặt trước khánh in dòng lạc khoản: “ Mậu Thìn niên thu tạo, đệ tử Bùi Thị Tý, hiệu Diệu Nguyên cung tiến” ( khánh đá là do bà Bùi Thị Tý hiệu Diệu Nguyên công đức vào Đền Nghè mùa thu năm 1928). Cùng với chuông, trống, khánh đá là những đồ tế khí mang lời thỉnh cầu của chúng sinh lên bậc tôn kính…

Đền Nghè còn lưu giữ hệ thống các di vật, cổ vật có niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như : Hệ thống câu đối, đại tự, sắc phong, bia đá ( bia hậu), cây hương…Đây là những di vật được hình thành trong quá trình xây dựng và tôn tạo di tích do nhiều cá nhân, tập thể cung tiến vào Đền.

*Bia đá

Bia đá lớn được để trang trọng trong lầu bia, trên chính diện đường thần đạo trước sân Đền Nghè. Bia ghi “ Hải Phòng An Biên thần tích bi”, nghĩa là bia

ghi thần tích miếu cổ làng , thành phố Hài Phòng. Trên bia khắc hơn 100 chữ Hán do dân làng An Biên tạo tác vào mùa xuân năm 1924.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền nghè (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)