Cách viết đoạn văn nghị luận

Một phần của tài liệu skkn ngữ văn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh (Trang 35)

Trong dạy học, vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng viết đoạn là rất quan trọng. Bởi vì để xây dựng một bài văn hoàn chỉnh, đầy đủ các phần, các ý… thì công việc đầu tiên là tập viết các đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài. Học sinh có nắm vững các thao tác, các yêu cầu cần thiết khi viết đoạn văn thì mới có thêkr viết được đoạn văn hay theo đúng yêu cầu. Dạy văn nghị luận cũng vậy, giáo viên cần chú ý đến cách viết đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài để giúp các em có được các kĩ năng cần thiết trong khi làm văn nghị luận.

Sau đây chúng ta có thể rèn luyện cho học sinh cách viết đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài cho đề bài đã nói ở trên.

Trong văn nghị luận mở bài thường được viết bằng một đoạn văn. Mục đích nhằm giới thiệu vấn đề mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế khi viết mở bài thực chất là trả lời câu hỏi: định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? Đoạn văn thường có ba phần:

- Mở đầu đoạn: viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan đến vấn đề chính sẽ nêu.

- Phần giữa đoạn: nêu vấn đề chính sẽ bàn trong thân bài tức là luận đề. Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái quát.

- Phần kết đoạn: nêu phương thức nghị luận và phạm vi tự luận sẽ trình bày. Phần này đề bài thường xác định sẵn. Người viết chỉ giới thiệu hoặc ghi lại đoạn trích, câu trích ở đầu bài.

Với đề văn đã nói ở trên, đoạn mở bài chúng ta cần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề cần bình luận đó là sự đoàn kết thương yêu nhau của người dân trong một nước. Khi rèn luyện viết đoạn mở bài cho học sinh, giáo viên có thể đưa ra các ví dụ cụ thể như sau:

“Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng. Bởi vậy, từ ngàn xưa tổ tiên ta đã giáo dục tình đoàn kết qua những huyền thoại đẹp như: “Sự tích trăm trứng”, “ Quả bầu mẹ”… Thiêng liêng thay là ý nghĩa của hai tiếng “ đồng bào”. Nó khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên non sông, đất nước ta đều do một mẹ sinh ra. Bài học về đoàn kết còn được gửi gắm trong những câu ca dao làm rung động lòng người: “ nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Mở bài nêu trên ngắn gọn nhưng đầy đủ. Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì ? Lời văn tự nhiên và gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề mà mình sẽ viết.

4.2. Viết đoạn văn thân bài.

Đoạn văn thân bài trong bài văn nghị luận cũng có ba phần: - Phần mở đoạn: Nêu luận điểm chính của đoạn.

- Phần phát triển đoạn: Triển khai luận điểm chính thành các luận điểm nhỏ hoặc các lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc.

- Phần kết đoạn: Có nhiệm vụ kết đoạn văn, nhấn mạnh ý chính và chuyển sang đoạn văn tiếp theo.

Với đề bài trên, ta có thể triển khai một luận điểm trong phần thân bài. Ví dụ triển khai luận điểm: Tình đoàn kết, thương yêu giai cấp giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước.

Tình thần đoàn kết, thương yêu giai cấp giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hằng ngày: một hành động giúp đỡ người tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn, một phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ, phong trào đền ơn - đáp nghĩa, những lớp học tình thương nơi hang cùng ngõ hẽm đem ánh sáng đến cho mọi người… Tất cả những việc làm ấy là kết quả của bài học tương thân, tương ái lưu truyền đã bao đời.

4.3.

Viết đoạn văn kết bài.

Đoạn văn kết bài trong bài văn nghị luận thường nêu ý khái quát, có tính chất tổng kết, đánh giá. Có thể giới thiệu bốn cách kết bài sau:

Thứ nhất: Tóm lược ( tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài). Thứ hai: Phát triển ( mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài).

Thứ ba: Vận dụng ( nêu phương hướng, bài học áp dụng phát huy hay khắc phục vấn đề nêu trong bài văn).

Thứ tư: Liên tưởng ( mượn ý kiến tương tự – những ý kiên có uy tín - để thy cho lời tóm tắt của người làm bài).

Với đề bài trên, chúng ta có thể cho học sinh tham khảo một số kết bài tiêu biểu.

Ví dụ: Trong thời đại mới, câu ca dao vẫn giữ nguyên ý nghĩa nhân sinh của nó. Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, chúng ta hãy kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Trên đường đi tới tương lai tươi sáng, lời Bác dạy luôn là nguồn sức mạnh cho cả dân tôc: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Một phần của tài liệu skkn ngữ văn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w