Giá trấu hiện theo tìm hiểu là 150 đồng/kg. Lượng nguyên liệu sử dụng tối đa là 17kg/h, sử dụng liên tục 20 giờ/ngày. Như vậy cần 340kg nguyên liệu tương đương 51000 đồng.
Giá thiết bị và hệ thống lắp đặt khoảng 200 - 300 triệu/hệ thống công suất 100kWh.
Giá điện năm 2014 là 1267 đồng/kWh. Lượng điện tạo ra do hệ thống được tính trên là 86,11 kW/h tương đương 109 nghìn đồng. Trong 20 giờ thì được 1722,2 kW/h tương đương 2,18 triệu đồng.
Nếu trong 1 tháng hoạt động 25 ngày khi đó trong 1 năm tiêu tốn 15,3 triệu đồng nguyên liệu, tạo ra 516,6 MW/h tương đương 654,6 triệu đồng. Như vậy theo dự đoán chỉ cần mất khoảng 6 tháng có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu và phát triển sinh khối ở trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là vấn đề cần quan tâm trong thời đại hiện nay, khi mà nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, nhu cầu năng lượng cho ngành công nghiệp hiện đại và cuộc sống.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 5,8%, yêu cầu nguồn năng lượng cho đất nước đang phát triển thì càng quan trọng. Cùng với nhu cầu sử dụng năng lượng để phát triển kinh tế thì nhu cầu dùng năng lượng tại hải đảo, vùng sâu vùng xa, các khu du dịch, khu nghỉ dưỡng, nơi mà nguồn nguồn sinh khối dồi dào nhưng nguồn năng lượng hạn hẹp thì là sự lựa chọn hợp lý.
Kết quả nghiên cứu của nhóm đã lựa chọn nguyên liệu sinh khối là phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng với đó là chọn được hệ thống khí hóa phát điện theo kiểu Downdraft cho công suất điện phù hợp với nhu cầu sử dụng quy mô nhỏ cũng như là hộ gia đình. Trên cơ sở nghiên cứu của nhóm, người đọc cũng có cái nhìn tổng quan và có thể chọn được hệ thống phù hợp với nhu cầu. Giúp cho việc sử dụng năng lượng thêm dễ dàng và phong phú nguồn năng lượng trong địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư và phát triển một cách toàn diện công nghệ sản xuất điện từ nguồn năng lượng sinh khối, đó là khó khăn lớn nhất mà ta cần quan tâm. Khi mà nguồn nguyên liệu và công nghệ đã sẵn sàng cho sự phát triển thì mong nhà nước cũng như các ban ngành và các nhà đầu tư quan tâm, hỗ trợ để công nghệ phát điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối được ứng dụng thức tế trên diện rộng.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hữu Tâm (2013), Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên
liệu đốt qui mô công nghiệp. Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Đà
Nẵng, 2013.
2. Ths. Nguyễn Minh Việt, Ths. Đỗ Anh Tuấn (2012), Công nghệ khí hóa sử dụng
phụ phẩm nông, lâm nghiệp để phát điện công suất nhỏ. Viện thủy điện và năng
lượng tái tạo. Tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi số12/2012.
3. Anil K. Rajvanshi Director, Nimbkar Agricultural Research Institute, Sinh khối
gasification. Maharashtra, India. NARI, 2014.
4. ThS. Nguyễn Minh Việt, ThS. Đỗ Anh Tuấn, KS. Nguyễn Tiến Thịnh (2013).
Xây dựng chế độ làm việc tối ưu cho thiết bị phát điện sinh khối gasification 2KW. Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo, Tuyển tập hội nghị khoa học thường niên năm 2013.
5. Thomas B.Reed and Agua Das, Handbook of Biomass Downdraft Gasifier
Systems. USA 3/1988.
6. Anil K. Rajvanshi Director, Nimbkar Agricultural Research Institute, Biomass
gasification. Maharashtra, India. NARI, 2014.