Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tai Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 25 - 41)

- Công tác tổ chức và quản lý

2.1Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Hà Nộ

NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCPNam Á – Chi nhánh Hà Nội Nam Á – Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Nam Á

2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Nam Á và Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội: •Tên Ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á •Tên giao dịch: NAM A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (NAB) •Vốn điều lệ: 3.000.000.000.000 (Ba nghìn tỷ đồng)

•Địa chỉ trụ sở chính: 97 Bis Hàm Nghi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam • Điện thoại: (84.8) 3829 9408 Fax: (84.8) 3829 9402

•Website: www.nab.com.vn

•Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:

- Giấy phép số 0026/NH-GP ngày 22/08/1992 của NHNN Việt Nam

- Quyết định số 463/CP-UB ngày 01/09/1992 của UBND Tp. Hồ Chí Minh; - Giấy đăng ký kinh doanh số 059027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp

ngày 08/05/2008 (thay đổi lần thứ 23);

- Hoạt động chính của Ngân hàng: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; Vay vốn các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; Thực hiện hoạt động bao thanh toán.

* Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nam Á và Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội:

Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 18 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoa học kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốn điều lệ 5 tỷ

đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng gấp 400 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao. Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Nam Á là phấn đấu thành một trong các ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn và hiệu quả, trở thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội.

Thương hiệu Ngân hàng Nam Á đã được người tiêu dùng, cơ quan chức năng công nhận thông qua các giải thưởng có giá trị như: Top Trade Services do Bộ Công Thương trao tặng, “Thương hiệu vàng” do Bộ Công Thương và Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng.

Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận được giấy chứng nhận “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” và “Nhãn hiệu cạnh tranh Quốc giá” do Hội sở hữu Trí tuệ Việt Nam trao tặng, và là “Một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” do bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) công bố. Bên cạnh đó, đặc biệt, Ngân hàng Nam Á còn vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của UBND TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập.

Bước vào giai đoạn mới, toàn ngành Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển. Với mục tiêu phấn đấu giữ vững là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần mạnh tại Việt Nam, Ngân hàng Nam Á đang xây dựng chiến lược “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực”. Trong quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi cán bộ nhân viên là tài sản quý giá nhất của Ngân hàng. Phần lớn cán bộ nhân viên của Ngân hàng Nam Á được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết, cam kết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thực trong giao dịch và đoàn kết vì mục tiêu chung của Ngân hàng.

Ngày 18/12/2007, tại số 20 Phố Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Nam A Bank – Chi Nhánh Hà Nội chính thức khánh thành trụ sở mới và đồng thời đưa vào hoạt động Phòng giao dịch Giảng Võ trực thuộc chi nhánh tại số D8 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Ngày 18/12 cũng là ngày PGD Giảng Võ chính thức đi vào hoạt động. Đây là phòng giao dịch thứ 06 của Nam A Bank mở tại Hà Nội. Cũng như các phòng giao dịch khác của Nam A Bank trên toàn quốc, PGD Giảng Võ sẽ đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn dân cư này như: huy động tiền gửi tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền nhanh, kinh doanh vàng, ngoại tệ, chi trả kiều hối…

Ngày 18/2/2011, Nam A Bank – Chi Nhánh Hà Nội chuyển trụ sở đến số 124, 126 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Việc chuyển trụ sở Nam A Bank – chi nhánh Hà Nội sang địa điểm mới là nhằm mục đích mở rộng diện tích, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất của chi nhánh, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nam A Bank tại Hà Nội, đồng thời tạo ra sự tiện lợi trong giao dịch cho khách hàng.

2.1.1.2 Các điều kiện kinh tế kỹ thuật của Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây

A, Sản phẩm và thị trường hoạt động

* Thị trường hoạt động trên địa bàn Hà Nội:

Tính cho đến nay mạng lưới hoạt động của Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội có 7 điểm giao dịch gồm có 1 trụ sở chính và 6 phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm:

Chi Nhánh Hà Nội:

124- 126 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Tổng đài ĐT: (84-4) 3 7712 909 – 3 7710 046 Fax: (84-4) 3 7712 998

E-mail: cn.hanoi@namabank.com.vn Phòng giao dịch Giảng Võ:

D8 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội. E-mail: cn.giangvo@namabank.com.vn

Phòng giao dịch Đồng Tâm:

150 Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Email: cn.dongtam@namabank.com.vn

Phòng giao dịch Đông Đô:

68 Phố Nguyễn Khuyến, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Email: cn.hoankiem@namabank.com.vn

Phòng giao dịch Đồng Xuân:

52 Hàng Gà, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Email: cn.dongxuan@namabank.com.vn Phòng giao dịch Thăng Long:

Tầng 01 Nhà A3 Làng Quốc tế Thăng Long, Phố Trần Đăng Ninh, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: cn.thanglong@namabank.com.vn Phòng giao dịch Hà Đông

212 Quang Trung, Thành Phố Hà Đông, Hà Nội. Email: cn.hadong@namabank.com.vn

* Sản phẩm , dịch vụ:

Sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội tương đối đa dạng và không ngừng được cải tiến về mặt chất lượng, hướng đến là một ngân hàng điện tử đa năng với các sản phẩm dịch vụ hiện đại:

- Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm

- Sản phẩm tín dụng gồm: Cho vay bổ sung vốn lưu động Cho vay thực hiện dự án đầu tư Cho vay hợp vốn

Cho vay theo hạn mức thấu chi Cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu Cho vay tiêu dùng

Cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm Chứng từ có giá

Cho vay hợp tác lao động Cho vay trong khuôn khổ

- Dịch vụ bảo lãnh gồm: Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh đấu thầu

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Bảo lãnh đối ứng Xác nhận bảo lãnh

Các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế

- Dịch vụ chuyển tiền: Chuyển tiền trong nước Chuyển tiền nước ngoài Dịch vụ nhận tiền

Dịch vụ nhận tiền nhanh Western Union

- Dịch vụ thanh toán quốc tế:

Thực hiện mở, tu chỉnh, thanh toán, thông báo tín dụng thư Nhận, gửi, thanh toán theo phương thức nhờ thu (DP, DA)

- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Giao dịch giao ngay (spot) Giao dịch có kỳ hạn (forward)

- Dịch vụ ngân quỹ: Chi hộ lương

Cất giữ hộ chứng từ có giá, tiền, kim loại. Kiểm và đếm hộ VNĐ, USD, vàng.

Thu chi tiền mặt tại nơi khách hàng yêu cầu.

- Các dịch vụ khác: Xác nhận số dư

Thanh toán thẻ quốc tế (Master Card, Visa Card)

Tiếp nhận các DN làm đại lý thu hồi ngoại tệ Ngân Hàng Nam Á.

Bên cạnh các hoạt động kinh tế truyền thống, Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội đã tiến hành hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư thương mại thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tư dự án, đầu tư vào các TCTD khác dưới hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết, mua bán chứng khoán.

B, Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội

Hiện nay, Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội có 6 phòng ban, và 7 phòng giao dịch trực thuộc.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội

Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội có cả ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm là:

+ Có sự thống nhất mệnh lệnh, quyền lực trong hệ thống tổ chức. + Bộ máy hoạt động dễ dàng, gọn nhẹ.

+ Hoạt động của ngân hàng luôn hướng về mục tiêu chính là khách hàng, là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới.

+ Khách hàng có thể liên hệ rất dễ dàng với các bộ phận của ngân hàng, không cần qua nhiều bước. Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm soát nội bộ Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng kinh doanh Phòng giao dịch 7 phòng giao dịch Tổ kế toán ngân quỹ

+ Có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ, công việc của các phòng ban trong ngân hàng, giản lược các khâu không cần thiết.

+ Khuyến khích được sự hoạt động của các phòng ban.

- Nhược điểm:

+ Giảm tính liên kết giữa các bộ phận.

+ Có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các bộ phận trong ngân hàng. + Nguồn thông tin trong nội bộ bị hạn chế.

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội:

- Giám đốc là người có quyền lực cao nhất ở Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội và là người quản lý mọi hoạt động tại Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội, là người ký các quyết định về chiến lược. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân Hàng Nam Á, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh và về các mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của chi nhánh.

- Trưởng phòng là người có quyền lực sau giám đốc và là người giúp Giám đốc quản lý các hoạt động của chi nhánh. Trưởng phòng hoạt động trong phạm vi quyền hạn được giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Trong công tác tổ chức nhân sự:

+ Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, trong Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội.

+ Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức; Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức nhân sự tại chi nhánh; Hướng dẫn các phòng tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý cán bộ, và quản lý lao động.

+ Xây dựng chính sách tuyển dụng lao động, đào tạo, thuyên chuyển lao động… + Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. + Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh. Trong công tác hành chính:

+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và quy định khác thuộc thẩm quyền.

+ Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh.

+ Thực hiện quản lý, khai thác sử dụng, mua sắm tài sản cố định, cơ sở vật chất của chi nhánh.

- Phòng kiểm soát nội bộ :

+ Kiểm tra, giám sát chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh heo quy định của pháp luật, quy tắc làm việc của Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội.

+ Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh Hà Nội theo nghị quyết của Hội đồng quản trị chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân Hàng Nam Á.

+ Kiểm tra kiểm soát các bản báo cáo: Bảng báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, kiểm tra việc lưu trữ, xử lý các số liệu của các phong ban…

+ Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết các đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại chi nhánh.

- Phòng kế toán :

+ Làm các công việc hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nam Á.

+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội trình bày Ngân Hàng Nam Á cấp trên phê duyệt.

+ Quản lý và sử dụng quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân Hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội.

+ Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.

- Phòng tín dụng:

+ Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay.

+ Thẩm định, đánh giá, hoàn thiện các hồ sơ dự án, phương án vay vốn khách hàng. + Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.

+ Kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định, quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn.

+ Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng.

- Phòng điện toán :

+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin, liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

+ Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình tại chi nhánh.

+ Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình tại chi nhánh.

+ Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ và những vấn đề liên quan.

+ Quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị tin học.

- Phòng giao dịch:

+ Nhiệm vụ huy động vốn: Nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá và thực hiện các biện pháp để huy động từ các tổ chức, và cá nhân khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tai Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 25 - 41)