HÃNG HUAWEI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc IMS trong mạng thông tin di động (Trang 96)

4.1.1 Giải pháp

Chuyển đổi softswitch - IMS 4.1.1.1 Chuyển đổi mạng

Lộ trình phát triển IMS của Huawei được thực hiện tuần tự: TDM  Softswitch 

IMS (xem Hình ).

Hình 4.1. Lộ trình phát triển lên hệ thống IMS – Huawei

Đối với hệ thống NGN trên nền IP sử dụng chuyển mạch mềm, để nâng cấp lên IMS, Huawei đề xuất nâng cấp các phần cứng cũng như phần mềm cần bổ xung vào hệ thống mạng. Phần cứng cần nâng cấp thêm các thành phần CSCF, HSS và Application Servers. Các thành phần trong mạng NGN đã có như NMS, MRS, RACF chỉ cần nâng cấp thêm phần mềm. Riêng thành phần softswitch có thể nâng cấp phần mềm theo 2 hướng thành AGCF hoặc MGCF tùy theo cấu hình kết nối hiện tại của softswitch. Cấu trúc và các thành phần nâng cấp lên IMS được thể hiện trong hình 4.2.

Hình 4.2. Nâng cấp từ NGN softswitch lên IMS - Huawei

Hình 4.3. Chi tiết các thành phần nâng cấp từ PSTN->NGN->IMS 4.1.1.1Chuyển đổi dịch vụ

Lộ trình chuyển đổi dịch vụ của Huawei có những điểm cơ bản cần lưu ý như sau:

 Theo Huawei, các dịch vụ trước đây VNPT cung cấp là những dịch vụ đơn giản và chủ yếu dựa trên thoại. Những dịch vụ như PPS, PPT, UPT trên nền INAP.

 Khi VNPT nâng cấp mạng NGN, Softx3000 của Huawei hỗ trợ nhiều loại dịch vụ số liệu và rút ngắn thời gian triển khai dịch vụ. Các dịch vu PPS, PPT và UPT có thể tiếp tục thực hiện trên nền SIP. Ngoài ra, cấu trúc này đảm bảo cung cấp nhiều loại dịch vụ khác như: RBT, UC, WEB 800 …

 Khi mạng VNPT ở giai đoạn phát triển IMS (chuyển đổi sang IMS ở pha 3), giải pháp IMS của Huawei cho phép cung cấp nhiều loại dịch vụ đa phương tiện và các dịch vụ hội tụ FMC. Huawei cung cấp: dịch vụ VCC, CSI, IP Centrex, Multimedia

Conference, Poc, Presence, Group, MRBT/MCID (chi tiết về các dịch vụ này sẽ được phân tích trong mục 4.1.3)...

Huawei đề xuất cung cấp các dịch vụ đa phương tiện và các dịch vụ hội tụ FMC ở các khu vực có nhu cầu cao như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

4.1.2 Thiết bị

Dưới đây là mô hình mạng IMS đầy đủ các thành phần do Huawei triển khai.

Hình 4.4. Mô hình mạng IMS đầy đủ của Huawei

a. CSC3300

CSC3300 (Call Session Control Function) cung cấp đầy đủ các chức năng liên quan đến nhận thực người dùng, quản lý phiên, quản lý roaming, là thành phần chính trong giải pháp của hệ thống mạng IMS và mạng kết hợp cố định, di động của Huawei. Nó hỗ trợ cho các mạng cố định và di động sử dụng chuẩn 3GPP, 3GPP2, ETSI và ITU-T.

Ngoài các chức năng cơ bản P-CSCF, I-CSCF, S-CSCF của một CSCF nó còn có thêm các chức năng lựa chọn đường truyền từ IMS tới mạng chuyển mạch kênh (BGCF) và nhận diện chức năng thanh toán trực tiếp (OCG).

CSC3000 cũng hỗ trợ rất nhiều chế độ nhận thực khác nhau như IMS AKA (3GPP), Early AKA (GSM/UMTS), Early IMS (PS subscribers), HTTP Digest, NBA (Fixed network terminals). CSC3300 S-CSCF AGC3000 AGCF CSC3300 P-CSCF CSC3300 I-CSCF UTRAN EVDO WIMAX LAN/FTTX xDSL CABLE TDM Access POTS Phone IP Phone WIFI 3G Phone 3G Phone Dual mode Phone CSC3300 BGCF SE2300 A-BGF AIM6000 NACF RM9000 RACF InfoX AAA UAAF & PDBF AIM6000 CLF RM9000 SPDF RM9000 PCRF HSS9820 HSS MRS6600 MRFC & MRFP iManager N2000

EMS ENUM Server

ENUM Server ISMP Web portal OCS9810 OCS ICF9815 CCF GTAS9900 Telephony AS ETAS9960 IP Centrex AS CSI9620 CSI AS SoftX3000 MGCF SG7000 SGW PSTN PLMN IP Network SoftX3000 I-BCF ENIP AS Platform IMAS series IP multimedia AS HOAS9600 VCC AS UMG8900 IM-MGW

b. HSS9820

HSS9820 (Hom Subscriber Server) là máy chủ lưu trữ các thông tin người dùng, được tích hợp cả chức năng HSS và SLF của mạng IMS với số lượng thuê bao lưu trữ lên đến 10 triệu người. HSS9820 cũng có đầy đủ các chức năng nhận thực các người dùng khác nhau với các cơ chế nhận thực như CSC3300 ở trên. Ngoài ra do là nơi lưu giữ cơ sở dữ liệu nên HSS9820 cung cấp khả năng lưu trữ và đồng bộ dữ liệu thời gian thực với việc sử dụng song song 2 server: một active và một standby.

c. MRS6600 (MRC6600/MRP6600)

MRS6600 gồm 2 thành phần MRC6600 (Media Resource Controller) và MRP6600 (Media Resources Processor). MRFC kết hợp với MRFP để nhận biết cơ chế phân biệt điều khiển tài nguyên phương tiện từ sóng mang như audio conference, video conference, voice mailbox, video mailbox, nhạc chuông đa âm, hình màu, Push-to-Talk. MRC6600 hỗ trợ audio conference lên đến 2048 thuê bao và video conference lên 128 thuê bao cùng tham gia, có dung lượng lên đến 18 triệu thuê bao liên lạc trong giờ bận.

d. AIM6300

AIM6300 là thành phần thuộc lớp truy cập liên mạng, có chức năng quản lý vị trí, cấu hình mạng truy cập và lưu trữ thông tin người dùng của mạng cố định, phân bố các tham số mạng và vị trí hiện tại của thiết bị người dùng. Nó bao gồm cả chức năng NACF và CLF trong NASS (Network Attachment Subsystem).

Việc nâng cấp và mở rộng AIM6300 thực hiện dễ dàng dựa trên giải pháp dual-plane. Để nâng cấp, chỉ cần nâng cấp chế độ standby trước, sau đó chuyển đổi giữa chế độ standby và active để nâng cấp chế độ còn lại. Việc mở rộng có thể thực hiện bằng cách thêm khung, bảng, địa chỉ IP, nâng cấp đường dẫn và các dịch vụ gia tăng.

Ngoài ra người dùng có thể lựa chọn một trong hai giao diện sử dụng là MML (Man- machine Language) và GUI (Graphic User Interface). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. AGCF/MGCF

AGC3000/MGC3000 là thành phần được nâng cấp từ softswitch theo hai hướng tùy theo cấu hình hiện tại của mạng NGN. Softswitch có thể đóng vai trò như một AGCF (Access Gateway Control Function) hoặc MGCF (Media Gateway Control Function). Việc nâng cấp này được thực hiện bằng nâng cấp phần mềm.

Hình 4.5. Nâng cấp từ softswitch lên AGCF

Hình 4.6. Nâng cấp từ softswitch lên MGCF

4.1.3 Dịch vụ

a) VCC (Voice Call Continuity)

Voice call continuity là ứng dụng quan trọng của hệ thống FMC sử dụng một số MSISDN cho cả mạng di động và cố định. Chuyển giao có thể thực hiện theo cả 2 hướng từ mạng GSM sang Wifi và ngược lại với thời gian trễ chuyển giao nhỏ hơn 200ms. Với thời gian trễ rất nhỏ các dịch vụ như SMS hay Voice mail vẫn thực hiện được. Chuyển giao diễn ra nhanh người dùng sẽ không cảm thấy bị đứt quãng cũng như khác biệt ở chất lượng thoại. Giải pháp VCC của Huawei có thể tích hợp với các dịch vụ đa phương tiện khác như Presence/PoC/Group/Messaging, IP Centrex và IPTV.

Hình 4.7. Mô hình dịch vụ VCC

Dịch vụ VCC được thử nghiệm ở TI, Singtel, Telmex… và đã có nhiều sản phẩm đầu cuối hỗ trợ GSM/Wifi. Dịch vụ VCC sẽ còn được phát triển hơn nữa, cho phép cuộc gọi chuyển giao liên mạng giữa WiMAX/WLAN/xDSL/2G/3G.

b) CSI

Dịch vụ CSI là dịch vụ trên thiết bị cầm tay tương tự như dịch vụ nhắn tin ngắn phổ biến Yahoo Messenger. Người dùng có thể chia sẻ đoạn video, picture khi thực hiện cuộc gọi. Âm thanh cuộc gọi thực này được truyền qua mạng chuyển mạch kênh còn các thông tin đa phương tiện được truyền nhờ mạng IMS cấu trúc chuyển mạch gói. Có 2 hình loại dịch vụ này là E2E CSI và E2G CSI.

E2E CSI được sử dụng chỉ để truyền hoặc hình ảnh video hoặc là dữ liệu giữa 2 đầu cuối mạng CSI trong khi E2G CSI phức tạp hơn cho phép thực hiện đồng thời chia sẻ hình ảnh video giữa các thiết bị đầu cuối CSI và cổng mạng IP. Nó có khả năng liên kết hoạt động cho thiết bị CSI và thiết bị như điện thoại VoIP.

c) IP Centrex

Huawei cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ cho IP Centrix cung cấp liên kết nối thoại giữa các chi nhánh của công ty với giá thành thấp. Các đặc điểm của hệ thống IP Centrex của Huawei

- Giải pháp IP Centrex thay thế cho tổng đài PBX. Ngoài các đặc điểm kế thừa của PBX truyền thống, giải pháp IP Centrex hoàn toàn điều khiển bởi nhà khai thác.

- Giải pháp này hỗ trợ cho nhiều loại thiết bị đầu cuối cố định và di động như POTS, PC, PDA, máy di động với khả năng hỗ trợ toàn di động.

- Giải pháp của Huawei bao gồm nhiều dịch vụ IT tổ hợp như email, notes, portal, DNS, address book… Nhiều dịch vụ tích hợp khác như click to call, click to conference, web conference…

chuyển của công ty hay các công việc làm xa công ty.

- Các dịch vụ chủ yếu: Gọi vào, ra từ nhóm (Intra-group calling out, Out-group calling out), Intra-group calling in, Out-group calling in, Originating call screening, Emergency call.

d) Conference

Huawei cung cấp giải pháp cuộc gọi hội nghị hỗ trợ cả thoại có hình ảnh cho phép trao đổi thảo luận giữa các thành viên của công ty cũng như đối tác, thảo luận công việc cũng như các hoạt động tư vấn khác. Ngoài các tính năng thường có, giải pháp của Huawei cho phép lựa chọn các chế độ conference khác nhau tùy theo tính chất công việc.

e) Group, Presence, PoC

Giải pháp quản lý nhóm được cung cấp khi sử dụng GM Server của Huawei. Máy chủ này phù hợp tiêu chuẩn của chức năng quản lý nhóm OMA hỗ trợ cho cả PoC, Presence và Instant messaging. Hệ thống GM này có thể được cấu hình thông qua nhà khai thác bằng cách ứng dụng các công cụ đơn giản mà máy chủ có sẵn, thiết lập các thông số về cấu hình máy chủ, chính sách bảo mật, quản lý dữ liệu. Các người dùng có thể quản lý dữ liệu nhóm sử dụng chuẩn XCAP của Huawei, chuyển đổi nhóm bằng thông báo đến máy chủ và nhận thông báo từ máy chủ khi dữ liệu thay đổi.

Với chức năng này, người dùng có thể thực hiện thay đổi nhóm để thực hiện cuộc gọi PoC, đăng ký dịch vụ Presence cho phép hiển thị thông tin hiện tại của những người trong nhóm như trong các dịch vụ nhắn tin IM trên mạng.

Hình 4.8. Dich vụ Presence

f) Integrated Messaging

Sử dung giải pháp IMS cho phép cung cấp các dịch vụ nhắn tin đa phương tiện tích hợp cho tất cả các mạng với nhiều loại dịch vụ như SMS, MMS, IM, chat, email…

Máy chủ tin nhắn InfoX cung cấp nền dịch vụ nhắn tin và nhiều hình loại dịch vụ tin nhắn nên dịch vụ này dựa trên cấu trúc modul IMS sử dụng mạng IP. Cấu trúc máy chủ InfoX như hình dưới đây:

Hình 4.9. Dịch vụ nhắn tin tích hợp

Máy chủ này có khả năng lưu trữ lượng lớn các tin nhắn SMS, IM, Email, Voicemail, Fax. Người dùng có thể truy cập vào máy chủ thông qua giao diện GUI và TUI. Truy cập giao diện GUI khi đầu cuối là PC, smart phone, PDA thông qua phần mềm cài sẵn hoặc web. Truy cập giao diện TUI tiến hành thông qua cuộc thoại. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ này, người dùng nhận được số xác thực SIP. Sử dụng số này, người dùng có thể gửi, nhận tin nhắn text, voice, picture, video, data… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba dịch vụ cơ bản máy chủ InfoX cung cấp: - Instant Messaging

- Session based messaging - Store and transfer messaging.

g) Multimedia RBT (Ring back tone)

Dịch vụ M-RBT là dịch vụ mở rộng của dịch vụ ring back tone truyền thống, nó cho phép tích hợp nhiều loại phương tiện hơn là chỉ có nhạc chuông, ví dụ như các âm thanh có hiệu ứng, hình ảnh video như MTV, đoạn clip thể thao. Người gọi đến các thuê bao sử dụng dịch vụ này hoàn toàn có thể thưởng thức trong khi chờ người nghe nhấc máy. Thuê bao dịch vụ cũng có thể tự thiết lập lại chế độ chuông chờ của mình bằng nhiều cách như truy cập web, wap, hay tin nhắn tới tổng đài…

h) Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch nêu trên, Huawei cung cấp các dịch vụ khác như Gaming, Rich call, Multimedia Caller ID và đang đẩy mạnh phát triển các ứng dụng cho dịch vụ IPTV, được xem là dịch vụ truyền hình của tương lai.

4.2 HÃNG ERICSSON.

4.2.1 Giải pháp

Ericsson chủ trương phát triển mạng lõi chung cho cả nhà khai thác vô tuyến và hữu tuyến, cung cấp các dịch vụ đa phương tiện hội tụ thông qua các phương thức đa truy nhập đáp ứng các cấp độ dịch vụ. Hệ thống IMS của Ericsson bao gồm lõi, các thành phần hoạt động chung, hỗ trợ chức năng liên kết hoạt động cho phép nhà khai thác và nhà cung cấp dịch vụ giảm giá thành, sử dụng các hạ tầng mạng sẵn có với tính năng sử dụng dễ dàng, độ tin cậy và bảo mật cao.

Giải pháp IMS của Ericsson dựa trên đặc tính cấu trúc của 3GPP (Rel 5), 3GPP2, giao thức SIP dựa trên IETF. Ngoài ra giải pháp này cũng có các đặc tính tham chiếu khác từ OMA và TISPAN.

Giải pháp IMS của Ericsson là cấu trúc hoàn chỉnh End-to-End cho các nhà khai thác cố định và di động, cung cấp từ thiết bị đầu cuối đến xây dựng và phân bổ dịch vụ. Các thành phần mạng Ericsson cung cấp bao gồm CSCF, HSS tới AS. Giải pháp IMS của Ericsson được xây dựng trên nền Ericsson Mobile Platforms bao gồm cả cấu trúc IMS Client.

Giải pháp này gồm các dịch vụ tiêu chuẩn hóa IMS Push to Talk, IMS weShare phục vụ cho người dùng di động và IMS Multimedia Telephony cho các người dùng cố định. Ngoài ra giải pháp của Ericsson cũng như hỗ trợ cho các nhà điều hành nâng cấp hạ tầng cũng như dịch vụ hiện có. Việc nâng cấp được tiến hành thông qua Ericsson Mobility World, tổ chức toàn cầu thực hiện các chương trình phát triển dịch vụ và IMS Studio là bộ công cụ phần mềm cho phép tạo ra môi trường dịch vụ cho hệ thống IMS phục vụ cho việc hỗ trợ, tư vấn, tích hợp mạng.

Hình 4.10. Sơ đồ tổng quan giải pháp IMS Ericsson

Giải pháp IMS của Ericsson là giải pháp IMS hoàn chỉnh bao gồm:

 Hệ thống IMS chung - IMS Common System (ICS) bao gồm các phần tử cho cả hệ thống vô tuyến và hữu tuyến và những phần tử được sử dụng để hỗ trợ nhiều giải pháp trong cùng một domain.

 Các giải pháp IMS (IMS Bussiness/Customer Solutions) bao gồm các ứng dụng sử dụng tất cả hoặc một nhóm các phần tử Hệ thống IMS chung cùng với các client phần mềm tạo ra một môi trường IMS từ đầu cuối đến đầu cuối.

 Các dịch vụ IMS của Ericsson.

Hình 4.10 thể hiện cấu trúc tổng quan giải pháp IMS của Ericsson, các thành phần chính bao gồm:

 Hệ thống chung IMS - IMS Common System (ICS).

 Các hệ thống hỗ trợ IMS - IMS Support Systems.

 Các ứng dụng và kiến tạo dịch vụ IMS - IMS Enablers and Applications. Giải pháp dịch vụ đề xuất cho VNPT bao gồm:

 Giải pháp Ericsson IMS Multimedia Telephony, IMT Ngoài ra còn có các giải pháp dịch vụ khác như:

 IMS Messaging, IMSM.

 Giải pháp IMS IPTV.

4.2.2 Thiết bị CSCF 3.0

Giải pháp IMS của Ericsson hỗ trợ tính năng CSCF dưới dạng một ’IMS Cluster’ (các phần tử P- I- và S-CSCF cùng với BGCF (Breakout Gateway Control Function) được xây dựng trong cùng một platform). Cấu trúc này cũng cho phép chuyển đổi sang thành cấu trúc phân tán theo từng phần tử riêng biệt. IMS cho phép linh hoạt cấu hình các thực thể logic CSCF trong cùng một nút vật lý hoặc trong các nút vật lý độc lập. Các thực thể được thiết kế cho phép kiểm soát lưu lượng theo chế độ tích hợp hoặc chế độ độc lập tùy theo cấu hình mạng.

CSCF được xây dựng theo kiến trúc máy chủ - TSP platform ( Transit signal priority- platform) (trong tương lai sẽ được nâng cấp thành một card BLADE TSP độc lập trong cấu trúc Integrated Site (IS)).

TSP là cấu trúc chung của Ericsson cho các máy chủ mạng thế hệ mới và các nút điều khiểns. TSP là một kiến trúc dựa trên nền tảng máy chủ và hệ thống điều khiển được sử dụng cho các máy chủ viễn thông và các nút điều khiển đòi hỏi có dung lượng thay đổi và dễ sản xuất.

HSS 4.0

HSS là nút mạng cơ sở dữ liệu được sử dụng cho một số công nghệ truy nhập của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc IMS trong mạng thông tin di động (Trang 96)