Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đi thăm thương bệnh binh (1954)

Một phần của tài liệu Danh nhân Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP (Trang 28)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng

ra tiền tuyến (1968)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn

Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7-1969

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên

bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971

Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không

quân

Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc"

Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3-1973)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại

Tháng 12-1974 đến tháng 1-1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức

điện mật ngày 7-4-1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo

bạo hơn nữa..."

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức

(Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng

cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê

Ngày 10-3-1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của

Nguyên soái Dmitriy Ustinov

Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7-1980

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba

Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".

Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh

bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar

Đại tướng thường đi thăm các chiến trường xưa. Năm 2004, ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập

Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích địa đạo Củ Chi (TP HCM)

Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi

Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính

trọng của dân làng

Quân đội nhân dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995)

...hay đọc sách

của đại tướng

Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu)

Bữa cơm của hai ông bà

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008

Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế

Một vài cảm nhận bài thơ "Nhẫn" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(07/06/2011)

Tình cờ tôi đọc được bài thơ lục bát của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đăng trên một tờ báo ở Hà Nội cách đây đã gần 10 năm, do tác giả Lương Đằng Nga ghi lại, có đoạn:

"Có khi nhẫn để yêu thương Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân

Có khi nhẫn để chuyển vần

Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa...”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm hoi còn lại đến bây giờ. Ông là một trong những vị tướng tài giỏi của nước ta từ trước đến nay. Ánh hào quang binh nghiệp của ông được lãnh tụ Hồ Chí Minh tin yêu rất mực, các thế hệ tướng lĩnh, sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và nhân dân cả nước ta ngưỡng mộ, tin cậy, trung thành với chỉ huy tối cao. Từ gậy tầm vông, giáo mác, mã tấu đến đội quân binh hùng tướng mạnh của thế kỷ 21, quân đội ta tiếp tục là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân làm nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Xuất thân từ một nhà giáo bình dị của Hà Nội, đi theo ngọn cờ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thày giáo Võ Nguyên Giáp trở thành vị chỉ huy xuất sắc từ ngày đầu thành lập quân đội, được Bác Hồ giao cho nhiệm vụ thành lập trung đội Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Từ đó ông là vị tướng tài giỏi suốt hơn 30 năm kháng chiến oanh liệt chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, được đánh dấu bằng các chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần, Điện Biên Phủ (được thế giới ví như các trận Oa-tec-lô, hay Thượng Cam Lĩnh), đến chiến dịch Hồ Chí Minh cuối tháng Tư năm 1975 hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc đời binh nghiệp của ông đã trải qua nhiều thăng trầm sóng gió. Nhưng biết vận dụng chữ "Nhẫn", Võ Nguyên Giáp vẫn sáng ngời tấm gương là một vị tướng tài. Ông đã được 10 nước Châu Phi tặng phong danh hiệu Anh hùng và được người Anh bình chọn là một trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới qua nhiều thế kỷ.

"Có khi nhẫn để vị tha Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù

Có khi nhẫn tỉnh giải ngu

Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường

Và:

"Có khi nhẫn để an toàn Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai

Rồi Đại tướng kết luận:

Kể ra cũng khó đó mà

Chữ TÂM, chữ NHẪN xem ra cũng gần.

NHẪN

Có khi nhẫn để yêu thương Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân

Có khi nhẫn để chuyển vần Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa

Có khi nhẫn để vị tha Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù

Có khi nhẫn tỉnh giải ngu

Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường Có khi nhẫn để vô thường

Không không sắc sắc đoạn trường trần ai Có khi nhẫn để tăng tài

Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng Có khi nhẫn để khoan dung Ta vui người cũng vui cùng có khi

Có khi nhẫn để tăng uy Có khi nhẫn để kiên trì bền gan

Có khi nhẫn để an toàn Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai

Bạn bè giao thiệp nào ai Có khi nhẫn để kính người trọng ta

Kể ra cũng khó đó mà

Bài thơ tiếng dân tộc thiểu số của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong thời kỳ hoạt động ở Cao Bằng năm 1941, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sáng tác nhiều thơ ca phục vụ cách mạng bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi nhưng hình ảnh và những cống hiến của ông với nhân dân, với đất nước Việt Nam vẫn còn mãi trong sâu thẳm những con dân đất Việt, trong ký ức của các đồng chí, chiến sĩ cách mạng và cả trong cộng đồng bạn bè quốc tế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng bào dân tộc.

Được cả thế giới biết đến là một tướng thiên tài về mặt quân sự, Đại tướng còn là một giáo viên dạy Lịch Sử nổi tiếng với những bài giảng rất hay, cuốn hút, đặc biệt là những bài giảng về vấn đề lịch sử quân sự. Là một nhà giáo mẫu mực, tâm huyết với nghề, yêu trò như con, Đại tướng đã đem hết tâm huyết truyền tải cho những thế hệ sau một nguồn kiến thức về lịch sử bao la vô tận, một khí thế hào hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm, cách mạng của Pháp, mưu trí của Napoléon... mặc dù họ không trực tiếp sống trong thời kì đó nhưng cũng cảm thấy rạo rực và khí thế sôi trào. Những bài giảng ấy bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc... Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có

những đóng góp đáng kể cho sự phát triển giáo dục nước nhà khi ông giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo công tác khoa học và giáo dục. Sẽ là một khiếm khuyết lớn nếu không nói đến những cống hiến có giá trị to lớn của ông trên mặt trận giáo dục.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết rất nhiều bài báo, có thể nói là hàng trăm bài, để lại rất nhiều luận văn, gần 100 bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ông đã viết rất nhiều sách về văn học. Đại tướng là tác giả hàng loạt cuốn sách như: Từ nhân dân mà ra (1964), Những năm tháng không thể nào quên (1970), Chiến đấu trong vòng vây (1995), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (1964), Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970), Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000)...

Nhiều cuốn sách của ông được dịch sang nhiều thứ tiếng, được các học giả dùng làm tài liệu nghiên cứu một chặng đường lịch sử Việt Nam, như cuốn How We Won the War, đến nay đã tái bản tám lần và được dùng như giáo trình của khoảng 30 trường cao đẳng, đại học ở Mỹ.

Những tập giáo trình lịch sử do Đại tướng viết nên được truyền tay nhau qua bao thế hệ học trò. Những bài học được cấu trúc rất dễ thuộc, dễ nhớ... Ông có cách giảng dạy dễ hiểu, vừa nói tiếng Kinh vừa nói tiếng Tày, soạn cả bài giảng thành thơ bằng tiếng Tày, tiếng Thái, những bài giảng đã nung nấu trong lòng nhiều thế hệ thanh niên về lý tưởng sống sao cho xứng đáng với quê hương anh hùng dân tộc.

Cuối năm 1941, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về hoạt động ở Cao Bằng, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Với tài năng và mưu lược xuất sắc trên mặt trận quân sự và mặt trận văn hóa, Đại tướng đã sáng tác nhiều thơ ca phục vụ cách mạng bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số như bài “Việt Minh ngũ tự kinh”.

"... Nước ta bị Tây cướp Đã bảy tám mươi năm Chúng đè nén giam cầm

Bắt ta làm nô lệ Muốn đuổi cho sạch hết Bọn đế quốc hùng cường

Thì ta phải theo gương Các anh hùng dân tộc.

....

Dân khắc bầu chính phủ Dân có quyền tự do Được hội họp tha hồ Được nói bàn phải trái

Được bán buôn đi lại Trên đất nước nhà mình Thổ, Mường, Mán, Nùng, Kinh...

Thương yêu nhau thân ái".

Đây là trích đoạn trong bài “Việt Minh ngũ tự kinh” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bằng tiếng Dao Tiền do nhà thơ Bàn Tài Đoàn cung cấp trong tuyển tập “Văn học yêu nước và cách mạng ở Cao Bằng trước năm 1945”, do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành đầu năm 2009, do 2 nhà văn Triều Ân và

Tác phẩm khẳng định vị trí, vai trò của văn thơ yêu nước và cách mạng do các chí sĩ yêu nước và các nhà cách mạng sáng tác ở Cao Bằng.

Tại trang đầu cuốn sách, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Những năm đầu

thập kỷ 40, thế kỷ trước, ở Cao Bằng rộ lên phong trào sáng tác thơ ca để tuyên truyền, tổ chức, cổ vũ đấu tranh cách mạng. Bác Hồ làm thơ. Cán bộ Trung ương, cán bộ tỉnh, huyện làm thơ. Thời gian hoạt động ở Cao Bằng, tôi đã cố gắng học tiếng dân tộc để làm thơ vận động cách mạng... Nhiều nơi, thơ ca yêu nước và cách mạng lúc bấy giờ như một luồng gió mới góp phần thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng để đến mùa thu năm 1945 toàn dân tộc vùng lên làm Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".

Đại tướng trò chuyện cùng đồng bào dân tộc.

Những bài thơ, bài văn bằng tiếng dân tộc tuy không vần, không nhịp, không đối câu, đối vần và cũng không theo một thi luật nào cả thế nhưng những bài thơ, bài văn đó lại rất dễ nhớ, dễ thuộc và được từng học trò của Đại tướng nằm lòng vì đó là ngôn ngữ của chính những người dân tộc được họ sử dụng hàng ngày (chủ yếu là người dân tộc Tày, dân tộc Thái ở Thái Nguyên và Cao Bằng), từ ngữ dân tộc mộc mạc miêu tả một cách chân thực về cách mạng, về lịch sử, về cuộc sống, về con người, về xã hội... mà khi đọc ta thấy nó không còn là một bài thơ với niêm luật chặt chẽ hay một giáo trình sâu xa khó hiểu mà những bài học đó như những câu chuyện thường được kể đến, được nói đến trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất.

Đại tướng nhận định: Giáo dục và đào tạo không chỉ có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài... mà còn có sứ mệnh tạo ra những định hướng về giá trị văn hóa đạo đức, thẩm mĩ và tinh thần có ý nghĩa thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục bởi vì giáo dục và đào tạo là mục đích sống vì con người và vì cuộc sống. Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

Trong các tác phẩm bàn về giáo dục của mình như "Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục" và bài viết tâm huyết "Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà", Đại tướng đã viết: “Một trong những nhiệm vụ lớn lao

có tầm quan trọng chiến lược trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH là đào tạo con người phát triển toàn diện, có tinh thần làm chủ, có năng lực làm chủ và có tinh thần yêu nước XHCN, có trình độ văn hóa, khoa học ngày càng cao, nắm vững kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kể cả công nghệ cổ truyền, kỹ nghệ, và công nghệ hiện đại, có cả những công nghệ hiện đại nhất. Đây chính là lực lượng sản xuất vĩ đại nhất. Trong sự nghiệp ấy thì công tác giáo dục từ mẫu giáo đến ĐH và trên ĐH có nhiệm vụ cực kỳ to lớn. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục thực chất phải được coi là một bộ phận quan trọng trong chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và là một trong những đầu tư có tầm chiến lược và đem lại hiệu quả lớn lao”.

Một phần của tài liệu Danh nhân Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w