a. Đồ thị bức xạ
Chạy chương trình ở chế độ “Far field pattern”, thiết lập frequency là một tần số trong dải tần xung quanh tần số làm việc (tần số cộng hưởng 2.35GHz), thu được dạng bức xạ của anten như hình 3-10 tương ứng với các thiết lập tần số làm việc khác nhau.
f=2.3GHz f=2.35GHz
f=2.4GHz f=2.5GHz
Hình 3-10: Dạng bức xạ của anten EBG
b. Độ định hƣớng của anten
Tương ứng với các tần số làm việc của anten đã thiết đặt ta tổng hợp được độ định hướng trong các trường hợp đó như trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Độ định hƣớng của anten
Frequence (GHz) 2,3 2,325 2,35 2,38 2,4 2,5
c. Băng thông
Từ đồ thị đặc tính phối hợp trở kháng hình 3-3, hình 3-4, hình 3-5 ta xác định được độ rộng băng thông tương ứng với các vị trí đặt anten nguồn so với mặt phẳng PEC là D1 như trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Băng thông của anten
D1 (mm) Band pass ∆f (MHz)
10 140 (=5.6%)
11 145 (=6.2%)
12 163 (=6.9%)
3.4. Kết luận chƣơng 3
Để đánh giá sự thay đổi độ định hướng cũng như độ lợi bức xạ của dipole trong trường hợp này ta hãy so sánh với bức xạ của chính dipole trên trong trường hợp chỉ sử dụng 01 bề mặt bán phản xạ PRS1 (là mặt PEC) mà không sử dụng bề mặt bán phản xạ PRS2 (là cấu trúc EBG như trên) với nguồn bức xạ đặt vào dipole là nguồn áp, tần số f=2.35GHz ta được đồ thị định hướng như hình 3-11.
f=2.3GHz f=2.35GHz
Như vậy, ở tần số bức xạ 2.35GHz so với bức xạ đẳng hướng của dipole khi chỉ có mặt phẳng đất là mặt PEC (với độ lợi 8.81dB) thì bức xạ của dipole khi có thêm bề mặt bán phản xạ được tạo bởi cấu trúc EBG có độ định hướng cao hơn (radiation pattern có dạng bút chì, độ lợi đạt tới 21.7 dB).
Ngoài ra, đặc tính phối hợp trở kháng sau quá trình mô phỏng với vị trí đặt dipole cách mặt phẳng PEC một khoảng D1=12mm như hình 3-7 và hình 3- 12, cho thấy khả năng phối hợp trở kháng của anten EBG tốt hơn so với dipole trong cùng điều kiện.
Hình 3-12: Đồ thị đặc tính phối hợp trở kháng của dipole với D1=12mm Những thông số mô phỏng trên căn bản đánh giá được tính ưu việt về dạng bức xạ, độ lợi và đảm bảo được các thông số kĩ thuật căn bản khác của anten khi sử dụng vật liệu có cấu trúc đặc biệt (cụ thể là vật liệu EBG) trong việc thiết kế mẫu anten mới.
KẾT LUẬN CHUNG 1. Đóng góp của đề tài
Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra một mẫu anten phẳng cao tần ứng dụng trong truyền thông điểm-điểm nhằm cải thiện hoạt động của anten nguồn. Nghiên cứu đã minh chứng việc sử dụng cấu trúc đặc biệt EBG cho việc phát triển mẫu anten cao tần thế hệ mới với tính ưu việt về độ lợi của anten, ứng dụng trong truyền thông điểm-điểm.
Đề tài trước hết trình bày khái quát các hệ anten có độ lợi cao đã và đang dùng trong truyền thông điểm-điểm, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của các hệ anten đó. Các loại anten cao tần có độ lợi cao truyền thống nói chung cho thấy một nhược điểm lớn là sự cồng kềnh về kích thước hình học. Mẫu anten đơn giản mà đề tài đề xuất thiết kế cơ bản đã giải quyết được nhược điểm đó, kích thước và độ lợi là những ưu điểm nổi bật trong mẫu anten đề xuất, trong khi các kết quả mô phỏng cũng cho thấy các thông số khác về tần số làm việc, băng thông, phối hợp trở kháng hoàn toàn có thể chấp nhận được cho một anten định hướng.
Đề tài cũng đã trình bày về cơ sở lí thuyết cấu trúc vật liệu EBG, những đặc tính độc đáo của cấu trúc vật liệu EBG ứng dụng trong việc thiết kế anten, trong đó đã đi sâu tính toán lí thuyết hệ số truyền, hệ số phản xạ của cấu trúc EBG trên cơ sở đó trình bày cấu tạo của mẫu anten EBG và tính toán lí thuyết các thông số hoạt động mẫu anten. Các nghiên cứu đó là những kiến thức giúp ta hiểu tổng quan về cấu trúc, nguyên tắc hoạt động … và cũng chính là các nguyên tắc căn bản để thiết kế anten.
Mẫu anten sử dụng cấu trúc đặc biệt EBG được thiết kế là một dạng anten EBG cơ bản. Song các kết quả mô phỏng bằng máy tính cho thấy mẫu anten này đã cải thiện được đáng kể những đặc tính kỹ thuật của một anten cao tần về đồ thị bức xạ, độ lợi so với trường hợp anten không sử dụng cấu trúc EBG. Đồng thời mẫu anten mới cũng thể hiện được những đặc tính ưu việt về hình dạng, kích thước hình học so với các anten có độ lợi cao hiện đang sử dụng.
Với những đặc tính ưu việt của anten EBG, chúng có thể triển khai ứng dụng trong các hệ truyền thông điểm-điểm, hay các ứng dụng cho anten trạm phát sóng BTS 3G, 4G, ứng dụng trong thông tin vệ tinh.
2. Hƣớng phát triển của đề tài trong tƣơng lai
Như đã trình bày ở trên, các cấu trúc EBG khá đa dạng cho phép ta sử dụng nó kiểm soát sự lan truyền của sóng điện từ, do đó nó có thể được ứng dụng tiềm năng trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực anten. Chính bởi sự đa dạng đó mà cấu trúc EBG đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng nghiên cứu đặc biệt trong những năm gần đây. Trong những giới hạn về điều kiện thực tế, đề tài đã đưa ra được một mẫu anten có độ lợi cao được cấu trúc từ một dipole đẳng hướng có độ lợi thấp nhờ việc tính toán sử dụng hợp lí cấu trúc EBG. Dựa trên những nghiên cứu đó hoàn toàn có thể phát triển nghiên cứu tiếp loại anten thế hệ mới này theo các hướng sau:
- Anten EBG kích thích bởi nhiều loại anten nguồn khác nhau như slot, patch, horn... để so sánh ưu nhược điểm của từng loại;
- Anten EBG kích thích bởi một anten mảng; - Anten EBG điều khiển được búp sóng; - Anten EBG đa tần số;
- Anten EBG dải rộng (wideband EBG antenna);
- Anten EBG hình dạng thích ứng với môi trường xung quanh (conformable EBG antenna) như anten EBG hình trụ, hình cầu .../.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
[1] Bộ môn Thông tin vô tuyến Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2008), Thực hành Kỹ thuật anten. [2] GS. TSKH Phan Anh (2007), Lí thuyết và kỹ thuật anten, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Trần Thế Phương (2009), Thiết kế anten dùng trong công nghệ truyền thông vô tuyến băng siêu rộng (UWB) sử dụng vật liệu có cấu trúc đặc biệt, Luận văn thạc sỹ, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
B. Tiếng Anh, Pháp
[4] Shuch, H.P., A brief history, in The ARRL UHF/Microwave Experimenter's Manual, A.R.R. League, Editor. 1990, Newington CT: Newington.
[5] Trentini, G.V., “Partially reflecting sheet arrays“. IRE Trans. On Antennas and Propagation, 1956.
[6] Thevenot, M., "Directive Photonic-Bandgap Antennas". IEEE Trans. Antennas Propag, 1999.
[7] Cyril Cheype, C.S., Marc Thèvenot, Thierry Monédière, Alain Reineix, et Bernard Jecko, An Electromagnetic Band Gap Resonator Antenna ".
IEEE Trans. on Antennas.and Propagation, 2002.
[8] L. Bernard, et al., "Novel superstrate gainenhanced antenna with lateral metallic walls" Microw. Opt. Tech. Lett, 2004.
[9] M. Diblanc, et al., "Circularly Polarized Metallic EBG Antenna ". IEEE Microwave and Wireless Components Letters, 2005.
[10] A. R. Weily, et al., "A Planar Resonator Antenna Based ona Woodpile EBG Material" IEEE Trans. on Antennas.and Propagation, 2005.
[11] M. Thevenot, C. Cheype, A. Reineix, B. Jecko, "Directive photonic- bandgap antennas", IEEE Transactions on Microwave Theory and Techniques, Volume: 47 Issue: 11, Novembre 1999.
[12] Yeh, P., Optical Waves in Layered Media, ed. J.W. Son. 1988.
[13] Brillouin, L., "Wave guides for slow waves". Journal of Appl. Phys., 1948. [14] Electromagnetic Band Gap (EBG) For Microstrip Antenna, Ainor Khaliah
binti Mohd Isa, Universiti Teknologi Malaysia, MAY 2007.
[15] Fan Yang, Yahya Rahmat-Samii (2008), Electromagnetic Band Gap Structures in Antenna Engieering, Cambrigde University Press, UK.
[16] R. Gonzalo et al., “Enhanced patch antenna performance by suppressing surface waves using photonic bandgap substrates,” IEEE Trans. Microw. Theory Tech., 1999.
[17] R. Gonzalo et al., "Radiation properties ot terahertz dipole antenna mounted on photonic crystal ". Electron. Lett, 2001.
[18] G. Poilasne, P.P., K. Mahdjoubi, L. Desclos et C. Terret, “Antenna beam forming using active metallic photonic band-gap materials ”. IEEE APS99, 1999.
[19] A. R. Weily, et al., "A Planar Resonator Antenna Based ona Woodpile EBG Material" IEEE Trans. on Antennas.and Propagation, 2005.
[20] Sauleau, R., "Etude de résonateurs de Pérot-Fabry et d'antennes imprimées en ondes millimétriques. Conception d'antennes à faisceau gaussien ". 1999, Thèse de l'Université de Rennes 1: Rennes.
[21] NEC based antenna modeler and optimizer by Arie Voors (http://home.ict.nl/~arivoors/)
[22] Simulation of Wire antennas using 4NEC2, Author: Gunthard Kraus, Oberstudienrat, Elektronikschule Tettnang, Germany August 15th, 2010. [23] Antenna Engineering, Peter Knott (http://www.ihf.rwth-