Để việc tích hợp các nội dung Sinh học chuyên khoa trong các trường phổ thông đạt hiệu quả, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
2.1. Về công tác giảng dạy trong các nhà trường: Cần tổ chức các chuyên đề giảng dạy của môn Sinh học, đặc biệt là phần Sinh thái học một cách thường xuyên để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
2.2. Bên cạnh việc thường xuyên tìm hiểu, cập nhật những nội dung mới về Sinh vật - môi trường thì giáo viên cần vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt và sáng tạo nhằm tăng chất lượng dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo (2003), Cơ sở lí luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm. Kỷ yếu 60 năm ngành sư phạm Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm.
2. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Tích hợp trong dạy học sinh học. Nxb Đại
học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
3. Nguyễn Phúc Chỉnh và Trần Thị Mai Lan (2009), “Tích hợp giáo dục
hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10)”, Tạp chí Khoa học công nghệ (206), tr. 44-46.
4. Nguyễn Minh Công, Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung (2003), Bài tập di truyền. Nxb Giáo dục.
5. Bùi Hiền và cộng sự (2011), Từ điển giáo dục học. Nxb từ điển bách khoa.
6. Đào Hữu Hồ (2008), Xác suất thống kê. Nxb Giáo dục.
7. Trần Bá Hoành (2003), Dạy học tích hợp. Kỷ yếu 60 năm ngành Sư phạm Việt Nam, Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội.
8. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa.
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
9. Ngô Văn Hưng, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Thế Hưng (2012), Phương pháp dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Sư phạm.
12. Lê Đức Ngọc (2005), Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội – nhân văn và các môn công nghệ.
Kỷ yếu Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới, tr. 72 – 76.
13. Hoàng Phê (2009), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
14. Lê Trọng Sơn (1999), “Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy học giải phẫu người ở lớp 9 phổ thông THCS”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
(7/1999), tr. 24-28.
15. Dương Tiến Sỹ (2001), “Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Giáo dục (9/2001), tr. 27-29.
16. Nguyễn Đăng Trung (2003), Vận dụng quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học môn giáo dục học trong nhà trường sư phạm. Kỷ yếu 60 năm ngành Sư phạm Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. UNESCO (2011), Một công cụ học tập – Giảng dạy đa quan điểm phục vụ cho giáo dục vì sự phát triển bền vững. Nxb Hà Nội.
18. J. Beane (1995), “Curriculum Integration and the Disciplines of knowledge”, Phi DeltaKappan (76 April), tr. 616-622.
19. Council (2008), Integrated approaches to teaching and learning in the senior seconday school. WACE.
20. B.P Êxipôp (1971), Những cơ sở của lý luận dạy học, tập 1, Nguyễn Ngọc
Quang và Phan Huy Bính dịch. Nxb Giáo dục.
21. Jean - Marc Denomme & Madeleine Roy (2000), Tiến tới một sư phạm tương tác. Nxb Thanh niên.
22. F. L. Loeep (1999), Models of curriculum integration, The journal of Technology studies. Summer Volume.
23. X. Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, biên dịch Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị.
Nxb Giáo dục.
24. Veczilin (1976), Ðại cương về phương pháp dạy học sinh học, tập 1, Trần
Bá Hoành dịch. Nxb Giáo dục.
25. G. Venville, & V. Dawson (2004), “Integration of science with other
learning areas - the Art of Teaching Science”, Crows Nest, New South Wales, Australia: Allen & Unwin, tr. 146-161.
26. D.C. Virtue, J. L. Wilson, & N. Ingram (2009), “In overcoming
obstacles to curriculum integration, less can be more”, Middle school Journal, 40 (3), tr. 4-11.
27. W.G. Wraga (2009), “Toward a connected core curriculum”, Educational Horizon, 87 (2), tr. 88-96.
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra giáo viên
STT NỘI DUNG CÂU HỎI
1 Tích hợp trong dạy học có cần thiết không? Vì sao?
2 Dạy học theo hướng tích hợp có được nhà trường quan tâm không? 3 Những nội dung nào có thể tích hợp vào môn Sinh học?
4 Thực tế anh/chị đã sử dụng phương pháp tích hợp để giảng dạy những nội dung nào?
5 Tần suất tích hợp trong nội dung các bài học?
6 HS có hứng thú việc tích hợp trong giờ học không? Không khí lớp học như thế nào?
7 Những khó khăn gặp phải khi tích hợp trong dạy học môn Sinh học?
8 Chương trình sinh học lớp 12 có thể tích hợp không? Nội dung cụ thể?
9 Cần có những điều kiện nào để việc tích hợp đạt hiệu quả tốt hơn?
2. Phụ lục 2: Một số giáo án thực nghiệm theo hướng nghiên cứu 2.1. Giáo án 1
Bài 35. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và nhân tố sinh thái.
+ Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa.
+ Nêu được khái niệm ổ sinh thái và ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. Tư duy logic,
liên hệ thực tế.
- Thái độ: Yêu thích khoa học, bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Tranh phóng to các hình 35.1 – 35.2 SGK. - Học sinh: Hình vẽ sưu tầm được về các loại môi trường sống của các loài
sinh vật.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp có sử dụng câu hỏi tự lực - Hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
? GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK, trả lời câu hỏi:
? Môi trường sống là gì?
? Trong thiên nhiên có những loại môi trường sống nào?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức.
? So sánh môi trường của động vật và thực vật? Vì sao lại có sự khác biệt đó?
(Động vật di chuyển được nên môi
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống
- Môi trường sống là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
- Các loại môi trường sống: Môi trường trên cạn, môi trường nước và môi trường sinh vật.
trường sống rộng hơn còn thực vật sống cố định nên môi trường sống nhỏ hẹp) GV: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một môi trường sống nhất định. Đó là do sinh vật đó thích nghi với các nhân tố sinh thái ở trong môi trường.
? Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tố sinh thái có gì giống và khác với các nhân tố môi trường?
HS: nghiên cứu thông tin SGK, trả lời. GV: khẳng định: các nhân tố có trong môi trường sống của sinh vật chỉ được coi là nhân tố sinh thái khi chúng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật.
? Các nhân tố sinh thái bao gồm những nhân tố nào, ảnh hưởng ra sao tới sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời.
? Tại sao con người lại được xếp thành một yếu tố riêng so với các sinh vật khác?
HS: liên hệ thực tế trả lời. (Vì con người có tác động lớn nhất lên sự phát triển của các sinh vật khác )
GV: liên hệ hoạt động của con người khai thác, cải tạo thiên nhiên…
2. Nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố trong môi trường sống tác động đến sinh vật.
- Các loại nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ…
+ Nhân tố hữu sinh: con người và các sinh vật khác
* Hoạt động 2: Tìm hiểu giới hạn sinh thái và ổ sinh
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu hình 35.1:
? Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái như thế nào? Nhiệt độ thuận lợi? Điểm gây chết?
? Từ ví dụ trên hãy rút ra kết luận về giới hạn sinh thái của mỗi sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 151, thảo luận theo cặp và trả lời.
? Phân biệt khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu?
? Có hai quần thể khác nhau, nếu nói rằng quần thể A có khả năng thích nghi tốt hơn quần thể B, thì ta có thể nhận định gì về giới hạn sinh thái của hai quần thể đó?
HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức (quần thể thích nghi tốt hơn có giới hạn sinh thái rộng hơn).
GV:
? Thế nào là ổ sinh thái? Nêu một số ví dụ về ổ sinh thái.
? Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở của sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1. Giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có: + Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. + Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường qui định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài.
152 và trả lời.
GV: Ổ sinh thái của hai loài khác nhau có bao giờ trung khít lên nhau không? Điều này có ý nghĩa gì với đời sống của sinh vật?
HS suy nghĩ trả lời (không, giúp sinh vật giảm bớt sự cạnh tranh lẫn nhau) GV: Hiện tượng này gọi là sự phân hóa ổ sinh thái thái.
? Vậy chọn lọc tự nhiên có vai trò như thế nào trong sự phân hóa ổ sinh thái của các quần thể sinh vật?
(Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một số hướng nhất định. Mỗi hướng sẽ chọn lọc và phát triển một nhóm cá thể nhất định, những cá thể mang tính trạng kém thích nghi sẽ bị rơi vào vùng điều kiện bất lợi và bị đào thải. Kết quả là hình thành nhiều nhóm cá thể có kiểu hình đặc trưng riêng, đó là sự phân hóa ổ sinh thái)
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
GV: Thích nghi của sinh vật với ánh sáng thể hiện qua những đặc điểm nào? ? Phản ứng của thực vật, động vật với ánh sáng đã biểu hiện như thế nào?
III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng
- Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 153 trả lời.
GV: chốt kiến thức.
GV: Sự thích nghi của sinh vật thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường được biểu hiện qua những đặc điểm nào?
? Những quy tắc nào thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái với nhiệt độ môi trường?
HS: nghiên cứu SGK trang 153, trả lời các câu hỏi -> GV nhận xét, bổ sung đi đến kết luận.
phẩu và hoạt động sinh lí.
- Thực vật được chia thành: Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. - Động vật chia thành: Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.
- Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)
- Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể (quy tắc Anlen)
4. Củng cố
- HS đọc kết luận cuối bài.
- Làm bài tập 1 và 4 SGK trang 154, 155.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK. - Đọc trước bài 36.
2.2. Giáo án 2
Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
+ Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.
+ Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa; Tư duy
logic, liên kết kiến thức.
- Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường sống của sinh
vật.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Tranh phóng to các hình 36.1 – 36.4 SGK. - Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp có sử dụng câu hỏi tự lực và hoạt động nhóm nhỏ. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ minh họa? 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể. GV: Trong tự nhiên, các cá thể cùng I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ - KN: Quần thể sinh vật là tập hợp
loài luôn sống cùng nhau theo các nhóm cá thể tạo nên các quần thể sinh vật.
? Quần thể sinh vật là gì? Lấy 2 ví dụ về quần thể và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Lấy ví dụ minh họa. GV: lấy ví dụ về những con lừa và ngựa cùng sống chung trên 1 đồng cỏ. Chúng có khả năng giao phối để sinh ra con la. Vậy chúng có phải là một quần thể không?
GV: lấy VD khi thả 100 con cá chép vào một ao cá. Điều gì sẽ xảy ra với các các thể?
HS nêu ý kiến.
? Vậy quần thể sinh vật được hình thành như thế nào? (Gợi ý: sử dụng kiến thức tiến hóa)
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
-GV: Nhờ vào chọn lọc tự nhiên mà sinh vật dần hình thành khả năng thích nghi với môi trường mới.
Những cá thể nào không thích nghi sẽ
các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
- VD: Quần thể cây thông….
* Quá trình hình thành quần thể: - Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới. - Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi với