Về đầu tư trong và ngoài nước:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kế hoạch và đầu tư tại Sở KH – ĐT tỉnh Bình Định. (Trang 34)

Về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI):

Trong năm 2009, mặc dù còn chịu tác động của suy giảm kinh tế nhưng tỉnh ta đã thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đăng ký 57,12 triệu USD. So với năm 2008 thì số dự án thấp hơn, nhưng vốn đăng ký cao hơn (ĐTNN tăng 17%)...Đến 2009 Bình Định có 34 dự án ĐTNN (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 470,75 triệu USD, gồm 28 dự án 100% vốn nước ngoài và 6 dự án liên doanh hoặc có góp vốn giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN.

Bảng 2.2 : Cơ cấu đầu tư FDI vào Bình Định năm 2009

Lĩnh vực Cơ cấu đầu tư

Công nghiệp nặng 15

Công nghiệp nhẹ 40

Công nghiệp chế biến 26

Du lịch 8

Xậy dựng 11

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

Hoạt động của FDI đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo khả năng lớn cho sản xuất cũng như đa dạng cho các mặt hàng. Trong năm 2009, hoạt động FDI đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế của tỉnh, cụ thể là: đóng góp vào ngân sách của tỉnh 191 tỷ đồng, đồng thời thu hút giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động, khoảng 3200 người.

Về đầu tư phát triển chính thức (ODA):

Trong năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 19 dự án ODA đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư khoảng 161,05 triệu USD, tương đương 2576,9 tỷ đồng.

2.2.2.2 Năm 2010:a. Về xây dựng cơ bản: a. Về xây dựng cơ bản:

Bảng 2.3: Thống kê thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Bình Định năm 2010

Tên các công trình và dự án Đơn vị tính Vốn đầu tư 1. Về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

– Hợp phần khu tưới Văn Phong Tỷ đồng 125,5

– Đập dâng Văn Mối Tỷ đồng 63

– Dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền

Trung (2009-2011) Tỷ đồng 203

– Tiểu dự án Thủy lợi La Tinh thuộc Dự án

Thủy lợi miền Trung (2009-2012) Tỷ đồng 362

– Các công trình hồ chứa thuộc Chương trình

an toàn hồ chứa Tỷ đồng 46,5

– Các công trình hồ chứa theo Chương trình

thủy lợi miền núi Tỷ đồng 30

– Đê, kè sông phòng chống lụt bão Tỷ đồng 49,6

– Chương trình đê biển Tỷ đồng 10

2. Về hạ tầng giao thông:

– Đường Canh Thuận - Canh Liên Tỷ đồng 111,937 – Dự án đường giao thông đến xã An Toàn Tỷ đồng 94,997

– Sửa chữa cầu Bồng Sơn Tỷ đồng 21,39

– Dự án đường giao thông đến xã Bok Tới Tỷ đồng 27,01 – Các công trình hư hỏng do bão lụt năm 2009

gây ra Tỷ đồng 13,642

3. Hạ tầng đô thị - cấp nước và vệ sinh:

Dự án Vệ sinh môi trường TP Quy Nhơn: Triệu USD 58

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

Năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huy động được 9.928 tỷ đồng, bằng 94,55% mức dự kiến đầu năm; tỷ lệ huy động đạt 38,1% so với GDP.

b. Về đầu tư trong và ngoài nước:

Về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI):

Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh có thêm 06 dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư 150,042 triệu USD, tăng 96,52% so với năm 2009. Trong đó: trong Khu kinh tế 2 dự án, vốn đầu tư 131 triệu USD; ngoài Khu kinh tế 4 dự án, tổng vốn đầu tư 19,042 triệu USD. Có 02 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; 04 dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ.Giải ngân vốn FDI trong 10 tháng đầu năm 2010 của Bình Định đạt khoảng 20 triệu USD, bằng 171,5% so với cùng kỳ.

Bảng 2.4 : Cơ cấu đầu tư FDI vào Bình Định năm 2010

Đơn vị: %

Lĩnh vực Cơ cấu đầu tư FDI

Công nghiệp nặng 27

Công nghiệp nhẹ 45

Công nghiệp chế biến 10

Du lịch 10

Xây dựng 8

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

.

Về đầu tư phát triển chính thức (ODA):

Ngoài các dự án chuyển tiếp từ các năm trước, Bình Định có 01 dự án mới đi vào hoạt động trong quý 1/2010 là dự án Cấp nước và vệ sinh tỉnh Bình Định (Chính phủ Vương Quốc Bỉ tài trợ).

Ước tính 6 tháng đầu năm các dự án ODA giải ngân khoảng 40 tỷ đồng.

Đầu tư trong nước:

Trong 6 tháng đầu năm 2010, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 16 dự án với tổng vốn đăng ký là 6.981,24 tỷ đồng

2.2.2.3 Kết quả đầu tư phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định trong 3 năm 2009-2011. năm 2009-2011.

a. Năm 2009:

Đóng góp cho thu nhập quốc dân và tăng trưởng cho các ngành: với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế khác, nền kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

- GDP cả năm tăng 7,96% (kế hoạch 11%) thấp hơn tốc độ tăng năm trước 2,98%; trong đó giá trị tăng thêm của các ngành:

+ Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,3% (kế hoạch 6%).

+ Công nghiệp, xây dựng tăng 7,43% (kế hoạch 17,5%). + Dịch vụ tăng 9,01% (kế hoạch 11%).

- Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt: 35,4% - 26,7% - 37,9% (kế hoạch 37%- 29% - 34%).

- Sản lượng lương thực có hạt đạt 647.147 tấn (kế hoạch 670.000 tấn). - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,02% (kế hoạch 21%).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD (kế hoạch 390-400 triệu USD).

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.315 tỷ đồng, chiếm 43,33% GDP (kế hoạch 9.500-10.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP).

đồng), vượt 8,6% dự toán, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 1.846,5 tỷ đồng, bao gồm tiền sử dụng đất 485 tỷ đồng (kế hoạch 1.650 tỷ đồng), vượt 11,9% dự toán, tăng 23,6% so cùng kỳ.

- Giảm tỷ suất sinh 0,6‰ (kế hoạch 0,6‰).

- Tạo chỗ việc làm mới cho 23.000 lao động (kế hoạch 25.000 lao động), trong đó xuất khẩu lao động 297 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 34% (kế hoạch 34%). - Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,8% (kế hoạch dưới 10%).

- Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 90,57% (kế hoạch 90%).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 20,33% (kế hoạch 20,5%). - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 43,5% (kế hoạch 43,5%).

- Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 93% (kế hoạch 95%).

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 82% (kế hoạch 82%). Như vậy, năm 2009 tỉnh ta đã đạt kế hoạch được 8/16 chỉ tiêu, hầu hết là các chỉ tiêu về xã hội, các chỉ tiêu về kinh tế chỉ đạt chỉ tiêu thu ngân sách.

b. Năm 2010:

- Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm tăng 11,03% (kế hoạch 11%) cao hơn tốc độ tăng năm trước 3,07%.

Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành:

+ Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,5% (kế hoạch 4,6 – 5%).

+ Công nghiệp, xây dựng tăng 16,85% (kế hoạch 26 – 26,5%). + Dịch vụ tăng 10,2% (kế hoạch 13 – 13,5%).

- Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2008 đạt: 37,8% - 28% - 34,2% (kế hoạch 32-32,5%; 35-35,5% và 32- 33%).

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,7% (kế hoạch 5,2 - 5,6%).

- Sản lượng lương thực có hạt đạt 661.000 tấn (kế hoạch 655.000 - 660.000 tấn).

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,1% (kế hoạch 32% - 32,5%).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 370 triệu USD (kế hoạch 360 triệu USD). - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 15.836,1 tỷ đồng.

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 8.000 tỷ đồng, tỷ lệ 38,2% GDP (kế hoạch 7.990 tỷ đồng, chiếm 42,6% GDP).

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2.236,9 tỷ đồng, vượt 11,8% dự toán. Trong đó, thu nội địa 1.492,9 tỷ đồng, vượt 0,5% dự toán, tăng 9,2% so cùng kỳ.

- Tỷ suất sinh giảm 0,06% (kế hoạch 0,06%).

- Tạo chỗ việc làm mới cho 24.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 300 người (kế hoạch 24.500 lao động).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 32% (kế hoạch 31%). - Tỷ lệ hộ nghèo còn 10,63% (kế hoạch 11,26%).

- Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 87% (kế hoạch 87%).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 21,5% (kế hoạch 22%). - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 43% (kế hoạch 43%).

- Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 90% (kế hoạch 95%).

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 75% (kế hoạch 75%).

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kế hoạch và đầu tư tại Sở KH – ĐT tỉnh Bình Định. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w