Phổ tần của WiMAX di động

Một phần của tài liệu Công nghệ WiMAX di động - thiết kế và triển khai mạng WiMAX di động thử nghiệm tại Viettel (Trang 30)

Để tận dụng những ưu điểm và lợi ích của hệ thống WiMAX di động, việc phân bổ phổ tần thường được phân chia thành các khối lớn. Điều này cho phép hệ thống được triển khai ở chếđộ TDD với các kênh truyền băng thông rộng, tái sử dụng tần số linh hoạt và giảm thiểu việc sử dụng kém hiệu quả phổ tần do các khoảng bảo vệ (guard bands), cho phép cùng tồn tại các nhà khai thác cạnh nhau. Một hoạt động quan trọng khác cho diễn đàn WiMAX là cộng tác với các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới để xúc tiến việc cấp phát phổ tần ở băng tần thấp ( <6 GHz). Thêm vào đó, cần quy hoạch việc cấp phát phổ tần để tối thiểu hóa số chủng loại thiết bị cần có để có thể phủ hết thị trường toàn cầu.

Cấu hình hoạt động của những hệ thống đầu tiên được phát triển bởi WiMAX Forum cho tiêu chuẩn giao diện không gian 802.16-2005 trong các dải tần được cấp phép 2.3 GHz, 2.5 GHz và 3.5 GHz. Băng 2.3 GHz đã được sử dụng ở Hàn Quốc cho các dịch vụ WiBro dựa vào công nghệ WiMAX di động. Với việc cấp một khối phổ tần 27 MHz cho mỗi nhà cung cấp, băng tần này sẽ cho phép triển khai TDD với 3 kênh trên mỗi trạm gốc và độ rộng băng thông danh định là 8.75 MHz. Các dịch vụ WiBro triển khai vào năm 2006 với những sản phẩm được chứng nhận WiMAX.

Băng tần 2.5 đến 2.7 GHz vẫn đang còn trống cho các dịch vụ không dây di động và cốđịnh tại Mỹ. Băng tần này vẫn chưa được sử dụng nhiều và đang còn trống ở nhiều nước khắp Nam Mỹ, Châu Âu và một số nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Băng tần 3.5 GHz hiện đã được cấp phép cho các dịch vụ không dây cố định ở nhiều nước trên thế giới và cũng rất thích hợp cho các giải pháp WiMAX cho cả các dịch vụ di động và cốđịnh.

Một phần của tài liệu Công nghệ WiMAX di động - thiết kế và triển khai mạng WiMAX di động thử nghiệm tại Viettel (Trang 30)