Đây là ví dụ được sử dụng xuyên suốt cả chương này, đầu tiên chúng miêu tả về ví dụ ParcelCall như sau:
Dự án ParcelCall [7, 9] khảo sát sự phát triển của một hệ thống thiết bị thông tin có thể thông tin liên tục về vị trí địa lý chính xác của các bưu kiện tại bất kỳ thời điểm nào, một khách hàng có thể truy vấn địa điểm và trạng thái vận chuyển hàng hóa của họ.
Một hệ thống ParcelCall có ba thành phần chính:
Mobile Logistic Server (MLS): là một điểm trao đổi hàng hóa hoặc là đơn vị vận chuyển hàng hóa như xe container, xe móc, xe lửa,…Các đơn vị vận chuyển này mang theo các bưu kiện. MLSs luôn biết vị trí hiện tại của chúng thông qua hệ thống định vị vệ tinh GPS.
Goods Tracing Server (GTS): gồm có vài cơ sở dữ liệu chứa đựng sự phân cấp MLS. Hơn nữa, nó lưu vết tất cả các bưu kiện đã đăng ký trong hệ thống ParcelCall.
Good Information Server (GIS): là thành phần tương tác với khách hàng và cung cấp sự xác nhận cho khách hàng biết địa điểm hiện tại của bưu kiện thuộc quyền sở hữu của khách hàng, giữ thông tin về chúng trong trường hợp việc chuyển phát bị chậm trễ.
Hình 3.1 chỉ ra ba thành phần chính đã miêu tả, một vài giao diện của chúng và một thành phần độc lập là CarrierSystem. Ví dụ thành phần GIS cung cấp một giao diện IcustomerService, giao diện này cung cấp các dịch vụ
DispatchParcel và LocalizeParcel, nó cũng yêu cầu một dịch vụ từ thành phần GTS qua giao diện IparcelInfo. Các giao diện từ thành phần GIS sẽ thiết lập truyền thông với khách hàng: cho ví dụ một khách hàng có thể nhập một yêu cầu để tìm địa điểm hiện tại của một bưu kiện qua dịch vụ LocalizeParcel.