Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã huống thượng huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Xã Huống Thượng , Huyện Đồng Hỷ ,Tỉnh Thái Nguyên mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 200C, nhiệt độ tối đa 370C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 80000C. Tổng số giờ nắng trong năm đạt 1628 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy tương đối thuận lợi. Tuy nhiên trong những năm gần đây điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài, lượng mưa và mực nước ngầm suy giảm ảnh hưởng đến phát triển nông - lâm nghiệp và đời sống nhân dân

4.1.1.1.Vị trí địa

Xã Huống Thượng nằm ở phía tây nam huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 2 km về phía Đông, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 819,9 ha bao gồm 10 xóm. Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ.

- Phía Nam giáp xã Đồng Liên huyện Phú Bình và phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ.

- Phía Tây giáp phường Túc Duyên và phường Gia Sàng TPTN.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huống Thượng là xã trung du của huyện Đồng Hỷ. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 20 mét so với mặt nước biển. Địa hình xã nghiêng dần từ Bắc đến Nam. Xã có con sông Cầu và Sông Đào chảy qua địa bàn với chiều dài 6 km tại các xóm: Huống Trung, Trám, Cậy,

Sộp; cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên một số khu vực thuộc các xóm Huống Trung, Xóm Cậy, Xóm Già thường bị ngập úng vào mùa mưa do nước sông Cầu dâng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất và sinh hoạt của người dân

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Xã Huống Thượng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 200C, nhiệt độ tối đa 370C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 80000C. Tổng số giờ nắng trong năm đạt 1628 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy tương đối thuận lợi. Tuy nhiên trong những năm gần đây điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài, lượng mưa và mực nước ngầm suy giảm ảnh hưởng đến phát triển nông - lâm nghiệp và đời sống nhân dân.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Theo địa hình và cấu tạo tự nhiên thì đất đai của xã Huống Thượng chia làm 2 loại chính:

- Đất đồi gò chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chủ yếu được nhân dân sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây chè và chăn nuôi.

- Đất ruộng và đất soi bãi có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn ở mức khá cao. Loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu. Tuy nhiên trong qua nhiều năm canh tác và việc sử dụng phân bón chưa hợp lý dẫn đến việc đất bị bạc màu chai cứng.

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn Xã huống Thượng 2013

STT Hiện Trạng Sử Dụng Đất Diện Tích

(ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 819,90 100,00

1 Đất nông nghiệp 576,80 70,35

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 525,33 64,1

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 399,37 48,7

1.1.1.1 Đất trồng lúa 384,53 46,9

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 14,84 1,9

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 125,96 15,36

1.2 Đất lâm nghiệp 36,30 4.42

1.2.1 Đất rừng sản xuất 34,30 4,18

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2,00 0,24

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 15,17 1,9

2 Đất phi nông nghiệp 217,53 26.53

2.1 Đất ở 51,13 6.22

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 51,13 6,22

2.2 Đất chuyên dùng 110,30 13,45

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,24 0,02

2.2.2 Đất quốc phòng 0,80 0,09

2.2.3 Đất có mục đích công cộng 109,26 13,32

2.2.3.1 Đất giao thông 36,47 4,44

2.2.3.2 Đất thủy lợi 67,29 8,2

2.2.3.3 Đất công trình năng lượng 0,11 0,013 2.2.3.4 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,01 0,0012

2.2.3.5 Đất cơ sở văn hóa 1,70 0,207

2.2.3.6 Đất cơ sở y tế 0,14 0,017

2.2.3.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 3,08 0,375 2.2.3.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao 0,46 0,056

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,20 0,268

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,80 0,463

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 50,10 6,11

3 Đất chưa sử dụng 25,57 3,11

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 23,97 2.92

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1,60 0,19

Hình 4.1. Hiện Trạng Phân Bố Sử Dụng Đất Đai Xã Huống Thượng

4.1.1.5. Chế độ thủy văn, nguồn nước

Xã hiện tại có 7 trạm bơm, trong đó có 6 trạm bơm điện và 01 trạm bơm dầu, hiện đang sử dụng 6 trạm 9 máy với công suất tưới được 198 ha DT lúa (Đông Xuân) vụ mùa 432 ha bao gồm các trạm sau:

Trạm bơm điện Bầu Trám gồm 2 máy: Công xuất 14KW/1 máy bơm nước tưới cho 5 xóm với diện tích 65 ha.

Trạm bơm Điện Cầu Treo xóm Cậy gồm 1 máy: công xuất 14KW bơm nước tưới cho 25 ha.

Trạm bơm điện Gò đồi xóm Cậy gồm 1 máy: công xuất 14KW bơm nước tưới cho 50 ha

Trạm bơm điện Sông Đào I xóm Sộp gồm 1 máy: công xuất 14KW bơm nước tưới cho 30 ha.

Trạm bơm điện núi trúc xóm Già gồm 1 máy: công xuất 12 KW bơm nước tưới cho 30 ha.

Trạm bơm điện Gò Tơn xóm Già gồm 1 máy: công xuất 14 KW bơm nước tưới cho xóm DT 49,5 ha.

Trạm bơm điện Huống Trung gồm 2 máy: công xuất 14 KW /1 máy bơm nước tưới cho 82 ha.

Còn 1 trạm bơm điện Sông Đào II xóm Sộp hiện xa khu dân cư không đảm bảo cho việc quản lý nên chưa lắp đặt, hiện tại đang dùng chung với Trạm bơm Xóm Đồng Tâm xã Đồng Liên huyện Phú bình với diện tích 15 ha….

Nhìn chung các trạm bơm hoạt động khá tốt, cơ bản đảm bảo phục vụ nước tưới phục vụ sản xuất. Tuy nhiên có một số trạm bơm cần sửa chữa, nâng cấp:

- Trạm bơm núi Trúc xóm Già.

- Trạm bơm xóm Cậy Cầu treo (nâng cấp hệ thống ống xả). - Trạm bơm Gò Tơn xóm Già.

- Di chuyển nhà trạm: Trạm bơm Xóm Sộp sông đào II .

*Hồ chứa mước:

Hồ chứa nước xóm Thông công xuất chứa 12.000 m3 phục vụ tưới cho 10 ha. Hồ chứa nước xóm Huống Trung công xuất chứa 38.500 m3 phục vụ tưới cho 30 ha.

Hai hồ này cần nâng cấp bờ đập đất đã bị xuống cấp, dò dỉ không đảm bảo khả năng tích nước theo công suất.

* Kênh mương:

Toàn xã hiện có 12 tuyến kênh mương với tổng chiều dài các tuyến là 45,17km, đã được kiên cố hóa và đạt chuẩn 23,264 km ( 51,5 %). (Chỉ tiêu này chưa đạt).

Thực trạng các công trình thủy lợi được quản lý, vận hành thông qua các tổ thủy nông, có sự tham gia của người dân, được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm.

4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn

Xã Huống thượng là xã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: Chùa Huống hay còn gọi là chùa Nóng .Dân cư ở đây mang nét đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, dân cư sống quần tụ, tập trung theo kiểu làng, thôn, xóm và mang những đặc trưng cơ bản đó là truyền thống yêu nước, cần cù chịu khó lao động, tự hào dân tộc, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, lạc quan yêu đời, coi trọng giá trị văn hóa tinh thần…Đây là truyền thống quý báu giúp nhân dân Xã Huống Thượng nói riêng và nhân dân Huyện Đồng Hỷ nói chung phấn đấu vì thực

hiện mục tiêu chung của đất nước là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

4.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã Huống Thượng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã huống thượng huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w