THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
1.2.1.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
Đóng vai trò trung tâm của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm.
WTO không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức chung của WTO. Điều IV.3 - Hiệp định WTO quy định về cơ cấu của WTO như sau: "Khi cần thiết Hội đồng chung sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định
trong Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những quy định về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình". Như vậy, Hội đồng chung WTO vừa là cơ quan thường trực vừa là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Hay nói cách khác, thành viên của DSB cũng chính là các đại diện của các nước thành viên trong Hội đồng chung. Các đại diện này thường là các Đại sứ hay các quan chức cấp tương đương. DSB có một Chủ tịch riêng và được hỗ trợ bởi Ban thư ký của WTO trong quá trình tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp. Vai trò hỗ trợ của Ban thư ký được quy định tại Điều 27.1 của DSU như sau: “Ban Thư ký có trách nhiệm giúp Ban hội thẩm, đặc biệt về các khía cạnh pháp lý, lịch sử và thủ tục của các vấn đề đang được xử lý, và hỗ trợ kỹ thuật cũng như công việc thư ký”. Ngoài ra, Ban thư ký còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bên tranh chấp về mặt pháp lý, mà đặc biệt là các nước đang phát triển.
Tuy vậy, DSB chỉ nhóm họp khi có phát sinh tranh chấp giữa các nước thành viên. Đối với mỗi tranh chấp, không phải tất cả các thành viên trong Hội đồng chung đều có mặt tại DSB. Khi DSB xem xét một vụ tranh chấp liên quan đến một hiệp định nhiều bên thì chỉ những thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc những hành động của DSB về tranh chấp đó.
Điều 2.1 của DSU quy định: "Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập để thực hiện những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB sẽ có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, duy trì giám sát việc thực hiện các quyết định và khuyến nghị, cho phép đình chỉ việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại nhiều bên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại nhiều bên này. Khi DSB thực hiện những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại nhiều bên thì chỉ những thành viên
là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc những hành động của DSB về tranh chấp đó".
Như vậy, DSB có thẩm quyền: .
- Thành lập Ban hội thẩm để giải quyết từng tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu của nguyên đơn; thành lập và giám sát hoạt động của Cơ quan phúc thẩm;
- Thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm;
- Bảo đảm và giám sát việc thực thi các phán quyết và khuyến nghị của các cơ quan nói trên bằng cách cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa hay đình chỉ thi hành những nhượng bộ và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan.
Trước WTO và các cơ quan hữu quan của WTO, DSB có nghĩa vụ thông báo với các hội đồng và uỷ ban có liên quan về những diễn biến của tranh chấp liên quan tới các hiệp định thuộc diện điều chỉnh của WTO.
Căn cứ DSU và Hiệp định WTO, DSB có các chức năng sau:
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên theo những nguyên tắc, quy tắc, trình tự và thủ tục quy định trong DSU. Đưa ra quyết định cuối cùng về tranh chấp;
- Bảo đảm thực hiện và giám sát thi hành DSU nhằm tạo dựng và duy trì một cơ chế giải quyết tranh chấp công khai, thống nhất, khách quan, hiệu quả;
- Xây dựng, ban hành các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp bảo đảm các nghĩa vụ thực thi DSU.
DSU quy định DSB là cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng DSB không trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng để giải quyết vụ việc. DSB chỉ tham gia giai đoạn đầu tiên là thành lập Ban hội thẩm và giai đoạn cuối cùng là thông qua báo cáo, kết luận về giải quyết vụ việc. DSU quy định một hệ thống xét xử hai cấp: Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Mọi tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo trình tự hai cấp này. DSB có trách nhiệm thành lập ra Ban hội thẩm để giải quyết từng vụ việc cụ thể, đồng thời DSB sẽ giám sát các hoạt động và thông qua báo cáo cuối cùng về giải quyết vụ việc của Ban hội thẩm. Nếu có kháng cáo thì vụ việc sẽ
được chuyển lên cho Cơ quan phúc thẩm. Lúc này, nhiệm vụ của DSB là thông qua báo cáo về giải quyết vụ việc của Cơ quan phúc thẩm. Khi báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm được thông qua nó sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên có liên quan thực thi. Để bảo đảm tính khả thi của các quyết định của mình, DSB có quyền quyết định áp đặt các biện pháp trả đũa nếu như một bên không chịu thi hành các phán quyết trong Báo cáo đã được DSB thông qua.
Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng và Tổng Giám đốc của WTO cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp.
Điều 3.9 của DSU quy định “Những quy định của Thỏa thuận này không làm phương hại đến các quyền của các thành viên tìm kiếm việc giải thích có căn cứ chính xác các điều khoản của hiệp định có liên quan thông qua việc ra quyết định theo Hiệp định WTO hoặc một Hiệp định có liên quan là Hiệp định Thương mại Đa phương” thì các bên tranh chấp có thể đưa vấn đề của mình ra trước Hội nghị Bộ trưởng để xem xét. Theo Điều IV.1 của Hiệp định WTO, Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, có quyền đưa ra bất kỳ quyết định cần thiết nào để thực hiện các chức năng của WTO. Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc các bên tranh chấp sử dụng thủ tục tố tụng thông thường và không có nghĩa là Hội nghị Bộ trưởng thay thế cho Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Điều 5.6 của DSU quy định: “Tổng Giám đốc có thể, trong phạm vi khả năng của mình, đưa ra sáng kiến về việc mình sẽ làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung gian nhằm giúp các thành viên giải quyết tranh chấp”. Như vậy, Tổng Giám đốc WTO cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các thanh viên WTO.
1.2.1.2. Các cơ quan trực thuộc DSB tham gia giải quyết tranh chấp * Ban hội thẩm
Cơ quan thứ hai tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO là Ban hội thẩm. Ban hội thẩm do DSB thành lập để tiến hành xem xét về một vấn đề tranh chấp cụ thể được đưa ra WTO và sẽ giải tán khi công việc này hoàn thành.
Điều 6.1 và 6.2 của DSU quy định về việc thành lập Ban hội thẩm như sau:
"Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một Ban hội thẩm sẽ được thành lập chậm nhất vào ngày cuộc họp tiếp theo của DSB mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một đề mục của chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở nhất trí chung không thành lập Ban hội thẩm".
"Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản. Văn bản yêu cầu này phải chỉ ra liệu có cần thủ tục tham vấn không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm với các điều kiện khác với các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì văn bản yêu cầu này sẽ kèm theo văn bản đề xuất về các điểu khoản tham chiếu đặc biệt".
Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một cuộc họp DSB sẽ được tổ chức với mục đích này trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, với điều kiện là phải thông báo cuộc họp trước 10 ngày.
Đối với vụ kiện có nhiều nguyên đơn thì Điều 9.1 và 9.3 của DSU quy định:
"Khi có hai hoặc nhiều thành viên yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để giải quyết cùng một vấn đề thì một Ban hội thẩm đơn nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này có tính đến quyền của tất cả các thành viên có liên quan. Một Ban hội thẩm đơn nhất sẽ được thành lập để xem xét những đơn kiện đó nếu thấy khả thi".
"Nếu có hai hoặc nhiều Ban hội thẩm được thành lập để xem xét các đơn kiện liên quan đến cùng một vấn đề thì sẽ cố gắng tới mức cao nhất có thể để chọn các hội thẩm viên chung cho các Ban hội thẩm riêng và sẽ sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho thủ tục tố tụng của những tranh chấp này".
Việc quy định thành lập Ban hội thẩm như trên sẽ giảm bớt được các thủ tục và chi phí cho việc thành lập Ban hội thẩm, và bảo đảm tính thống nhất, công bằng trong xử lý các tranh chấp phát sinh có cùng nội dung.
Thành phần Ban hội thẩm được chỉ rõ trong Điều 8.5 của DSU:
"Ban hội thẩm sẽ gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một Ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên, trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm. Các thành viên sẽ nhanh chóng được thông báo về thành phần của Ban hội thẩm".
Các thành viên Ban hội thẩm sẽ được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các hội thẩm, có kiến thức cơ bản, đa dạng và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng. Cơ cấu của Ban hội thẩm gồm những cá nhân thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ đủ năng lực.
Ban hội thẩm có chức năng: "Chức năng của Ban hội thẩm là hỗ trợ DSB làm tròn trách nhiệm theo Thỏa thuận này và các hiệp định có liên quan. Như vậy, Ban hội thẩm sẽ phải đánh giá một cách khách quan về các vấn đề tranh chấp, gồm cả việc đánh giá khách quan thực tế của vụ việc và khả năng áp dụng và sự phù hợp của các hiệp định có liên quan, và tiến hành những điều tra khác có thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc các phán quyết được quy định trong các hiệp định có liên quan. Ban hội thẩm sẽ đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội như nhau để đưa ra một giải pháp thỏa đáng đối với cả hai bên" (Điều 11 của DSU).
Như vậy có thể thấy, Ban hội thẩm không phải là một cơ quan xét xử như trọng tài hay toà án. Nhiệm vụ của Ban hội thẩm chỉ dừng lại ở việc điều tra thực tế, chỉ ra các cơ sở pháp lý có liên quan để giải quyết vụ việc và kiến nghị các biện pháp giải quyết khi cần thiết. Kết quả làm việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình lên DSB. Báo cáo này khi được DSB thông qua thì được coi là phán quyết của DSB và có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp, buộc các bên phải thi hành. DSU quy định mức độ linh hoạt và tính nhanh chóng trong thủ tục làm việc của Ban hội thẩm để tránh tình trạng trì trệ trong quá trình tố tụng và bảo đảm chất lượng của các kết luận, phán quyết về vụ việc trong báo cáo của Ban hội thẩm. Việc quy định mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn tố tụng, cũng như thời gian làm việc cụ thể của Ban hội thẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình tố
tụng, vì nếu thời hạn giải quyết không rõ ràng sẽ dẫn tới việc kéo dài quá lâu thời gian giải quyết và do dó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của các nước thành viên. Mục 12 Phụ lục 3 của DSU chỉ ra thời gian biểu làm việc của Ban hội thẩm như sau:
(a)Nhận văn bản đệ trình lần đầu tiên của các bên: (1) Bên nguyên đơn: 3 - 6 tuần
(2) Bên bị đơn: 2 - 3 tuần
(b)Ngày, giờ và địa điểm của cuộc họp đầu tiên với các bên bàn về nội dung phiên làm việc với bên thứ ba: 1 - 2 tuần
(c)Nhận văn bản bác bỏ của các bên: 2 - 3 tuần
(d)Ngày, giờ và địa điểm của cuộc họp lần thứ hai với các bên bàn về nội dung: 1 - 2 tuần
(e)Đưa ra phần miêu tả của báo cáo cho các bên: 2 - 4 tuần
(f) Nhận ý kiến của các bên về phần miêu tả của báo cáo này: 2 tuần
(g)Đưa ra báo cáo giữa kỳ, bao gồm những kết luận và dự kiến phán quyết cho các bên: 2 - 4 tuần
(h)Thời hạn cuối cùng cho các bên đưa ra yêu cầu rà soát lại (các) phần của báo cáo: 1 tuần
(i) Thời gian rà soát của Ban hội thẩm, kể cả những cuộc họp bổ sung có thể với các bên: 2 tuần
(j) Chuyển bản báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp: 2 tuần
(k) Chuyển bản báo cáo cuối cùng này cho các thành viên: 3 tuần
Tuy nhiên, để tránh sự cứng nhắc trong lịch làm việc của Ban hội thẩm, Phụ lục 3 của DSU cũng cho phép thời gian biểu trên có thể thay đổi trong điều kiện có những diễn biến không thể lường trước được. Cụ thể hơn, Điều 12.12 của DSU quy định vào bất cứ thời điểm nào, nước khiếu nại cũng có thể yêu cầu tạm ngừng công việc của Ban hội thẩm trong một thời hạn không quá 12 tháng. Lịch làm việc của Ban hội thẩm sẽ được kéo dài tương ứng. Nhưng, nếu công việc của Ban hội thẩm bị tạm ngừng hơn 12 tháng, thì quyền thành lập Ban hội thẩm sẽ hết thời hiệu.
* Cơ quan phúc thẩm
Theo quy định của DSU, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo Báo cáo của Ban hội thẩm. Việc xem xét kháng cáo này sẽ do một cơ quan độc lập với Ban hội thẩm thực hiện gọi là Cơ quan phúc thẩm. Một Cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ được DSB thành lập. Cơ quan phúc thẩm này sẽ nghe các ý kiến kháng cáo về các vụ việc của Ban hội thẩm. Cơ quan này sẽ bao gồm 7 người, mỗi một vụ việc sẽ do 3 người xét xử. Những người làm việc ở Cơ quan phúc thẩm sẽ làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy sẽ được xác định trong văn bản về thủ tục giải quyết công việc của Cơ quan phúc thẩm. DSB sẽ chỉ định người làm việc ở Cơ quan phúc thẩm trong nhiệm kỳ 4 năm, và mỗi người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ hết hạn sau 2 năm, được xác định bằng việc bắt thăm. Chỗ khuyết sẽ được bổ sung nếu có. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết có thể giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền