Các tổ chức phi Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống tài chính và tác động của nó đến kinh tế Việt Nam (Trang 26 - 30)

Đánh giá chung hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, theo từng loại hình cụ thể trong hệ thống tài chính như sau:

Các công ty tài chính và các công ty cho thuê tài chính

Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta có khoảng 14 công ty tài chính và khoảng 13 công ty cho thuê tài chính, với tổng tài sản chiếm khoảng 0.7% GDP cả nước. Tính đến nay số lượng các công ty này đã tăng lên gấp rưỡi và dự kiến là vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Các công ty tài chính đa phần ra đời trong phạm vi nội bộ ngành, gắn liền với các Tổng Công ty. Hoạt động của công ty tài chính vì vậy có nhiều hạn chế khi hướng tới chiến lược phát triển số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính. Tuy những dịch vụ mà các công ty tài chính đang thực hiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của tổng công ty và các đơn vị thành viên, nhưng để đáp ứng nhu cầu bên ngoài thị trường thì công ty tài chính vẫn đứng ở vị trí thứ yếu và chưa thể cạnh tranh được so với các tổ chức tài chính khác.

Hoạt động kinh doanh của các Công ty CTTC còn khá nhiều rủi ro. Bên cạnh các rủi ro hệ thống như tỉ giá hối đoái, chính sách thay đổi… đa phần là do chưa có sự phân tán rủi ro, số lượng khách hàng ít và tập trung trong từng lĩnh vực kinh doanh. Tính đến thời điểm này là khoảng 13 CT cho thuê TC, với nguồn vốn huy động còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn điều lệ và vốn vay của các TCTD. Các nghiệp vụ mà các CTy CTTC được phép thực hiện tương đối ít, mang tính đặc thù, chưa đa dạng, nên chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng thương mại (đặc biệt về lãi suất). Những hạn chế về lĩnh vực và nghiệp vụ hoạt động phần nào dẫn đến mức độ phân tán rủi ro nói chung là kém của các công ty CTTC.

Thị trường bảo hiểm của Việt Nam được mở cửa từ năm 1996 và các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thể hoạt động tại thị trường này kể từ thời điểm đó, tuy nhiên, chủ yếu dưới dạng liên doanh với một đối tác trong nước.

Năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường chiếm 1.82% GDP của Việt Nam, tăng trưởng 14% so với năm 2005. Bộ Tài chính Việt Nam hy vọng doanh thu của ngành này sẽ chiếm 4,2% GDP của đất nước vào năm 2010. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ở Việt Nam hiện có khoảng 120.000 đại lý bảo hiểm và 10.000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực này. Hiện tại, có khoảng 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 8 công ty bảo hiểm nhân thọ và 7 công ty môi giới bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam cung cấp khoảng 100 sản phẩm và đạt doanh thu khoảng 8.100 tỷ VND (tương đương 511 triệu USD) vào năm 2006, tăng 5,3% so với năm 2004. Tính đến nay có khoảng 37 công ty BH, với các đại lý bảo hiểm, hiện ở con số trên 100.000, đang là lực lượng phân phối dịch vụ bảo hiểm chính ở Việt Nam. Chỉ có 12% hợp đồng bảo hiểm được thương lượng bởi các nhà môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, con số các công ty môi giới bảo hiểm sẽ còn gia tăng. Công ty môi giới bảo hiểm Aon Vietnam, hiện đang chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 46% doanh thu từ môi giới bảo hiểm tại thị trường này.

Sự gia tăng của các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong thời gian qua đã có tác động tích cực lên sự phát triển của thị trường tài chính. Trong lĩnh vực bảo hiểm, một số lượng lớn việc làm đã được tạo ra, đồng thời huy động được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Các công ty bảo hiểm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu người dân. Tuy nhiên, các kênh đầu tư của công ty bảo hiểm còn khá yếu, luồng vốn không kích hoạt mạnh. Không chỉ cá vậy, các công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam vẫn chưa được phép cung cấp một cách đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Mặc dù chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nhưng các công ty nước ngoài chỉ nắm một thị phần khiêm tốn 7% trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ do thị trường này thuộc về các công ty trong nước.

Các công ty chứng khoán

Với trên 5 năm hình thành và hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Riêng trong năm 2005, chỉ số VNIndex đã tăng từ 237,23 lên 307,5, tức 30%. Tổng giá trị thị trường đạt 26.878 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu chiếm 10,4%, trái phiếu chiếm 88,7% và chứng chỉ quỹ chiếm 0,9% .

Tuy còn non trẻ, nhưng TTCK Việt Nam đã chứng tỏ là một kênh dẫn vốn quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, các CTCK lại chưa thực sự làm tốt vai trò trung gian huy động vốn của mình. Trong hoạt động tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, các CTCK mới chỉ thể hiện vai trò qua việc chuẩn bị hồ sơ xin niêm yết nhưng hoạt động này cũng chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư còn yếu kém với doanh số giao dịch của nghiệp vụ này thấp. Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi tham gia đấu thầu các hợp đồng tư vấn, đặc

biệt là giữa các CTCK trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, nghiệp vụ môi giới và tự doanh được các công ty triển khai tích cực. Ngoài ra, các CTCK đã đóng vai trò tích cực tham gia mạnh mẽ vào tiến trình cổ phần hóa bằng việc tư vấn cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá cổ phần cho công ty cổ phần.

Đánh giá chung về thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian

Để phát triển tổ chức tài chính phi ngân hàng trước hết nhấn mạnh tới các điều kiện chung nâng cao nâng lực cạnh tranh của tổ chức này:

 Cần xóa bỏ dần các rào cản, hoàn thiện khung pháp lý, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính, tự do hóa giá cả trong điều kiện hội nhập toàn cầu, phát huy thế chủ động cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

 Thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, phát triển việc thành lập các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu, khuyến khích tham gia thị trường chứng khoán.

=> Những giải pháp cụ thể được đề xuất tùy vào đặc thù của các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng. Đa phần vẫn là các giải pháp về quản trị và tháo gỡ vướng mắc trong khung pháp lý.

Tóm lại, một nghịch lý chính trong thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay là sự phát triển không tương xứng của hệ thống tín dụng phi ngân hàng trong nền kinh tế. Trong khi đó, nếu cứ sử dụng hệ thống ngân hàng để cung ứng vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế thì trước mắt nhu cầu về vốn có thể được đáp ứng, nhưng về lâu dài mức độ an toàn trong phát triển của nền kinh tế sẽ bị đe dọa nếu như một ngân hàng nào đó trong hệ thống ngân hàng bị "trục trặc". Khi đó, áp lực về vốn đối với nền kinh tế càng nặng nề hơn. Chính vì vậy, việc phát triển đồng bộ các định chế tài chính trong thị trường tài chính cần phải được đảm bảo. Theo đó, các công cụ tài chính và các định chế tài chính phải đa dạng, phong phú. Đặc biệt là các định chế tài chính phi ngân hàng cần phải luôn luôn được củng cố và phát triển, mà kèm theo sự phát triển của hệ thống tín dụng phi ngân hàng là sự phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, những giải pháp phát triển hệ thống tín dụng phi ngân hàng là những giải pháp liên quan đến việc đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, gắn kết với việc phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường; phát triển các nhà đầu tư có tổ chức (đặc biệt là các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, các công ty chứng khoán, các công ty thuê mua,…); mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán; tăng cường kỷ luật thực thi các nguyên tắc quản lý về sự minh bạch, kiểm toán, kế toán; thể chế hóa rõ ràng chức năng, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán và sự phối hợp giữa các cơ quan này trong quá trình phát triển thị trường tài chính ở nước ta hiện nay.

Qua những phân tích ở trên, có thể điểm qua một số thế mạnh của HTTC như:

- Chúng ta có một hệ thống tài chính khá rộng lớn với nhiều tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn. Có thể thấy rõ điều này thông qua số lượng các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, sự phát triển của hệ thống ngân hàng với hàng loạt các chi nhánh được mở rộng trên khắp cả nước, hàng loạt các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính đang trên đà phát triển mạnh và tăng dần về số lượng.

- Việc luân chuyển vốn giữa người đi vay và người cho vay trở nên dễ dàng hơn nhờ cơ chế quản lý linh hoạt của các tụ điểm dẫn vốn. Nhờ đó ngày càng có nhiều cá nhân tham gia vào thị trường, tạo nên một thị trường tài chính khá sôi động

Tuy nhiên cũng không thể không kể đến một số thiếu sót của hệ thống tài chính nước ta.

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính còn chưa cao. Ngân hàng trung ương chưa thực sự giữ đúng vai trò quản lý điều hành của mình, thủ tục cho vay ở các ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập khiến một số dự án khả thi không được thực hiện…

- Thị trường tài chính rời rạc, chưa tập trung vào những yếu tố cần thiết, còn nhiều tiêu cực như hiện tượng đầu cơ, thông tin ảo…tạo ra một môi trường chưa lành mạnh…

Vì vậy để hoàn thiện hơn hệ thống tài chính, Nhà nước ta đã có một vài chính sách tác động như sau:

- Về vốn: Chính sách tạo vốn và sử dụng vốn phải được xây dựng và thực hiện theo quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường và góp phần đắc lực vào việc hình thành thị trường vốn, thị trường tiền tệ.

- Về doanh nghiệp: Đây là chính sách quan trọng có tầm chiến lược lâu dài. Cần chú ý phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện các yêu cầu công cộng, tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước, có chính sách thuế phù hợp, khuyến khích lựa chọn công nghệ tiến bộ, thực hiện cơ chế giám sát Nhà nước về giá cả…

- Về tài chính đối ngoại: Quán triệt quan điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách tài chính cần huy động tối đa nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời tạo ra và tận thu các nguồn thu ngoại tệ…

- Về tiền tệ và tín dụng: Mục tiêu chính là kiểm soát chặt chẽ lạm phát, từng bước tăng cường tính ổn định giá cả đối nội và đối ngoại của đồng tiền, tạo điều kiện huy động vốn, góp phần cho một mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững…

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống tài chính và tác động của nó đến kinh tế Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w