0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Phương pháp tổn hao khối lượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT (Trang 30 -30 )

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4.1. Phương pháp tổn hao khối lượng

a. Cơ sở của phương pháp tổn hao khối lượng

Phương pháp này dựa trên sự thay đổi về khối lượng của mẫu kim loại được ngâm trong môi trường ăn mòn khi có và không có mặt chất ức chế.

Tốc độ ăn mòn kim loại (v) được xác định bởi độ thay đổi khối lượng của mẫu kim loại trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích bề mặt.

t S m t S m m v . . 0 = = (g/m2.h) (23) Trong đó:

m0: Khối lượng mẫu kim loại trước thí nghiệm (g)

m: Khối lượng mẫu kim loại sau thí nghiệm tại thời điểm t (g) S: Diện tích mẫu (m2), t: Thời gian thí nghiệm (h)

Khả năng ức chế ăn mòn được đánh giá bằng hiệu quả bảo vệ (P)

%100 100 . (%) 0 0 v v v P = (24)

v0 là tốc độ ăn mòn kim loại trong môi trường ăn mòn không có chất ức chế v là tốc độ ăn mòn kim loại trong môi trường ăn mòn có chất ức chế

b. Cách tiến hành thí nghiệm

+ Sử dụng mẫu đồng M1 có diện tích 52cm2.

+ Tất cả mẫu đồng trước khi làm việc được xử lí bề mặt, đục lỗ làm dây treo, đo chính xác diện tích, rửa sạch bằng nước cất, dựng bụng tẩm axeton lau sạch, sấy khô và đem sử dụng.

- Chuẩn bị dung dịch

+ Pha dung dịch nền (axit HNO3 3M) từ: axit HNO3 65-68% (d =1,40 g/ml) với nước cất 2 lần.

+ Một mẫu dung dịch HNO3 3M không có chất ức chế gọi là mẫu nền.

+ Chuẩn bị 25 mẫu HNO3 3M có pha chất ức chế với nồng độ 10-5M. Các mẫu được đánh theo thứ tự từ mẫu (1)- (25) có chứa các chất ức chế tương ứng từ CI.1- CI.25.

- Thiết bị

+ Thước đo kỹ thuật.

+ Cân điện tử có độ chính xác 10-4g.

+ 26 cốc thủy tinh (cỡ 250ml), 26 đũa thủy tinh làm giá treo.

Hình 2.1. Sơ đồ thiết bị đo tốc độ ăn mòn bằng phương pháp tổn hao khối lượng

Tiến hành thí nghiệm

- Mẫu đồng M1 được chuẩn bị đem cõn trờn cõn điện tử với độ chớnh xác 10-4g xác định khối lượng m0.

- Ngõm các mẫu đồng vào 26 cốc đựng dung dịch nghiên cứu: + Cốc 1 dung dịch HNO3 3M (mẫu nền).

+ Cốc 2-26 lần lượt chứa dung dịch nền HNO3 3M có hoà tan các chất ức chế với nồng độ 10-5M.

- Cứ sau 25 phút, lấy mẫu đồng ra rửa bằng nước cất, tẩy nhờn bằng axeton, thấm và làm khụ, cân xác định khối lượng m. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 90 phút.

Lấy các kết quả, xây dựng đồ thị sự hụt khối lượng theo thời gian, tính tốc độ ăn mòn từng mẫu theo phương trình đồ thị thu được bằng phương pháp bình phương cực tiểu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT (Trang 30 -30 )

×