Tính chất của cacbon và hợp chất khác

Một phần của tài liệu Thí nghiệm thực hành vô cơ 1 (Trang 33 - 35)

Thí nghiệm 1: Khả năng hấp phụ chất màu trong dung dịch của than hoạt tính.

Hoá chất và dụng cụ: dung dịch Fuschin loãng (hoặc dung dịch mực đỏ

loãng), than hoạt tính, ống nghiệm.

Cách tiến hành: Trong ống nghiệm khoảng nửa thể tích dung dịch màu.

lắc mạnh khoảng 2-3 phút. để yên, quan sát sự thay đổi màu của dung dịch trước và sau thí nghiệm (có thể lọc dung dịch để quan sát dễ hơn).

Thí nghiệm 2: Khả năng hấp phụ ion trong dung dịch của than hoạt tính.

Hoá chất và dụng cụ: dung dịch Pb (NO3)2 0,01N, dung dịch KI 0,1N, than hoạt tính, ống nghiệm, phễu lọc, giấy lọc, giá, cặp.

Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm:

- ống 1: cho vào 2-3 giọt dung dịch dịch Pb (NO3)2 0,01N, thêm vào một giọt dung dịch KI. Nhận xét màu sắc của kết tủa.

- ống 2: cho dung dịch dịch Pb (NO3)2 0, 01N vào khoảng nửa thể tích của ống nghiệm với một ít than hoạt tính. Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống nghiệm, lắc mạnh từ 3-5 phút. Lọc dung dịch. Cho vào nước lọc một giọt dung dịch KI. So sánh lượng kết tủa PbI2 ở hai trường hợp:

Thí nghiệm 3: Tác dụng của cacbon với đồng oxit.

Hoá chất và dụng cụ: đồng oxit, than, dung dịch nước vôi, cối, chày sứ,

ống nghiệm, chén sứ, ống dẫn khí, đèn, giá, cặp, đũa thuỷ tinh.

Cách tiến hành: Trộn đều trong chén sứ một hỗn hợp gồm đồng oxit và

than với lượng bằng nhau (than đã được nghiền nhỏ trong cối sứ). Đậy kín chén và nung mạnh trong khoảng 10-15 phút. Mở nắp chén và quan sát dạng ngoài của sản phẩm còn lại.

Ghi chú: Nếu không có chén sứ, có thể dùng ống nghiệm loại dày và khô:

cho hỗn hợp vào ống nghiệm bằng nút có mang ống dẫn khí, đầu ống dẫn khí nhúng vào dung dịch nước vôi. Dùng đèn cồn đun nhẹ toàn bộ ống nghiệm đựng hỗn hợp rắn. Sau đó đun mạnh hỗn hợp. Quan sát hiện tượng.

Câu hỏi

1. Bằng đèn cồn làm thế nào có thể làm khô ống nghiệm? cơ sở khoa học của phương pháp đó.

2. Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của cacbon. Dựa vào hiện tượng nào để biết được phản ứng đã xảy ra và đã kết thúc?

Thí nghiệm 4: Tác dụng của cacbon với axit nitric đặc.

Hoá chất và dụng cụ: Axit sunfuric đặc 980, than gỗ, dung dịch kali pemaganat loãng, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, giá, cặp.

Cách tiến hành: ống nghiệm đựng khoảng 2-3ml dung dịch axit sunfuric

đặc, cho thêm vào một mẫu than gỗ. Lắp ống nghiệm vào giá. Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm. Dẫn khí tạo ra trong phản ứng đi qua dung dịch kali pemaganat loãng. Nhận xét hiện tượng. Giải thích và viết phương trình phản ứng.

Câu hỏi

1. Những điều cần chú ý khi sử dụng dạng axit sunfuric đặc. 2. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm và cho biết….

Thí nghiệm 5: Tác dụng của cacbon với axit nitric đặc.

Hoá chất và dụng cụ: Axit nitric đặc 65%, than gỗ, ống nghiệm.

Cách tiến hành: Lấy một mẩu than gỗ cho vào ống nghiệm đựng khoảng

Đun nóng ống nghiệm thấy gì? Viết phương trình phản ứng?

Câu hỏi

Dấu hiệu nào chứng tỏ rằng phản ứng đã xảy ra khi đun than với axit nitric?

Thí nghiệm 6: Điều chế khí cacbon đioxit.

Hoá chất và dụng cụ: đá vôi, axit clohiđric, bình cầu có nhánh, bình rửa

khí với axit sunfuric đặc, bình rửa khí với nước, ba lọ miệng rộng, ống nghiệm, đóm, phễu.

Cách tiến hành: Cho từng cục đá vôi vào bình kíp hoặc cho một ít vào

bình cầu có nhánh, rót axit vào vào bình. Dùng ống cao su đã chuẩn bị sẵn nối vòi bình điều chế với bình rửa chứa nước và tiếp đó với bình rửa chứa axit sunfuric đặc. Thu khí thoát ra làm thí nghiệm tiếp theo.

Câu hỏi

1. Trong các thí nghiệm trên, các bình rửa khí có tác dụng gì?

2. Làm thế nào để thu được khí CO2 khô và bằng cách nào biết lọ đã đầy khí?

Thí nghiệm 7: Tính không duy trì sự cháy và duy trì sự sống của khí CO2.

Hoá chất và dụng cụ: đèn cồn, vài con châu chấu, lọ đựng khí CO2.

Cách tiến hành

1. Mở nắp lọ đựng khí CO2 khô (thu được từ thí nghiệm trên), chút nhanh khí trên ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét?

2. Mở nắp lọ thứ hai, cho nhanh vài con châu chấu còn sống vào lọ. Đậy kín miệng lọ. Nhận xét?

Câu hỏi

Từ kết quả của thí nghiệm trên, nêu kết luận về tính chất của khí cacbon đioxit và giải thích nguyên nhân?

Thí nghiệm 8: Tính axit của cacbon đioxit.

Hoá chất và dụng cụ: nước cất, ống nghiệm, giấy quì tím, đèn cồn, hoá

chất và dụng cụ điều chế CO2, cốc.

Cách tiến hành: Lấy khoảng 20ml nước cất cho vào cốc loại 50ml. Đun

sôi, dùng mặt cắt kính đồng hồ đậy kín cốc và để nguội.

Sau khi để nguội rót vào hai ống nghiệm đến hai phần ba thể tích của ống, cho vào mỗi ống một mảnh giấy quì tím.

- ống 1: dùng để so sánh.

- ống 2: cho khí CO2 đã loại hết axit HCl đi qua. So sánh sự thay đổi màu sắc của giấy quì trong hai trường hợp trên, nêu nguyên nhân.

Đun sôi dung dịch ở ống nghiệm hai có khác không?

Câu hỏi

Tại sao phải đun sôi nước cất trước khi làm thí nghiệm?

Thí nghiệm 9: Tác dụng của CO2 với dung dịch kiềm.

Hoá chất và dụng cụ: dung dịch NaOH, hoá chất và dụng cụ điều chế

CO2, ống nghiệm.

Cách tiến hành: Cho đầy khí CO2 vào ống nghiệm, bịt kín miệng ống nghiệm, úp nhanh ống nghiệm vào cốc đựng dung dịch NaOH. NhËn xÐt hiÖn t- îng vµ gi¶i thÝch. ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng.

Một phần của tài liệu Thí nghiệm thực hành vô cơ 1 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w