-Lượng không khí khô cần thiết cho quá trình sấy thực là:
CHƯƠNG V: CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ HỆ THỐNG SẤY
Bên cạnh việc nghiên cứu về cơ chế sấy vật liệu là chủ yếu trong buồng sấy thì việc nghiên cứu các bộ phận của máy sấy cũng không kém phần quan trọng. Việc nắm vững cấu tạo, nguyên lí hoạt động và tính toán các thông số cơ bản của các thiết bị phụ đó là hết sức cần thiết.
• Các thiết bị phụ của máy sấy gồm:
+ Buồng đốt cung cấp nhiệt cho máy sấy (buồng đốt trấu) + Quạt thổi cấp tác nhân vào buồng sấy
+ Thiết bị lọc và thải bụi từ buồng sấy
5.1. Buồng đốt
5.1.1 Đặc điểm và mục đích của buồng đốt
Buồng đốt trong hệ thống sấy được sử dụng với một trong hai mục đích:
+ Buồng đốt tạo ra khói lò có nhiệt độ cao dùng làm dịch thể nóng cung cấp nhiệt hòa trộn với không khí để đưa vào buồng sấy.
+ Buồng đốt tạo ra khói lò có nhiệt độ thích hợp dùng để làm tác nhân sấy trực tiếp cấp vào máy sấy.
Nhiệt độ tác nhân sấy thông thường có nhiệt độ thấp nên nhiên liệu dùng trong các buồng đốt của hệ thống sấy không cần loại có nhiệt trị cao.Khi dùng khói lò làm tác nhân sấy thì thông thường sau buồng đốt là buồng hòa trộn giữa khói và không khí ngoài trời để có một tác nhân sấy với nhiệt độ thích hợp.
Nhiên liệu dùng trong buồng đốt chủ yếu là nhiên liệu rắn và lỏng. Dùng nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí thì buồng đốt được gọn, sạch sẽ, dễ điều chỉnh và tự động hóa quá trình cháy. Tuy nhiên, chi phí cho 1 kg sản phẩm sẽ cao hơn so với khi dùng
nhiên liệu rắn như than đá, củi, trấu… Buồng đốt nhiên liệu rắn tuy dễ xây dựng nhưng cồng kềnh và đặc biệt là khói trong buồng đốt loại này chứa nhiều bụi bẩn gồm có tro và các hạt nhiên liệu chưa cháy hết bay theo.
Đặc điểm của buồng đốt:
Buồng đốt của thiết bị sấy có vài đặc điểm khác với buồng đốt của lò nung và các lò luyện là thường đốt với cường độ cháy thấp, đốt cháy hoàn toàn với hệ số, tiêu hao không khí rất lớn. Khói ra khỏi buồng đốt được dùng để sấy nên cần phải tách bụi và triệt tiêu lửa, do đó sau buồng đốt còn có bộ phận lắng bụi và triệt tiêu lửa
5.1.2 Thiết kế buồng đốt -Diện tích ghi lò: Fghi=bh B . . 1 =120.8 204 = 0,2125m2 Trong đó:
Fghi- diện tích bề mặt ghi lò B1- lượng nhiên liệu tiêu hao.
Qf-nhiệt thế trên ghi kgnl/h(theo phụ lục 3 bảng 2 trang 206 của PGS.Trần Văn Chước) Thế tích buồng đốt bằng: Vbđ= =250.10^3 204 . 3142 =2,57 m3 Trong đó: Qv-nhiệt thế thể tích buồng đốt kJ/m3h
Theo phụ lục 3, bảng 2, trang 206 của PGS.Trần Văn Chước Qv=(232-290)x103 - Chọn chiều cao buồng đốt bằng: 1,5 m
- Chọn chiều dài buồng đốt bằng: 1,7m - Chiều rộng buồng đốt bằng: 1,0m Chiều dày lớp nhiên liệu trên ghi:
h= = =0,08(m) = 80mm