• 2.1. Khái niệm cơ bản về phân tử lượng trung bình của polyme
– Polyme dù ở dạng tinh khiết nhất thì cũng là hỗn
hợp gồm những phân tử có phân tử lượng khác nhau.
– Thường thì phân tử lượng phân bố theo hình tháp
chuông, do đó, khi nói đến phân tử lượng của polyme, để chính xác, ta phải nói đến phân tử lượng trung bình.
2. Phân tử lượng polyme
• 2.1. Khái niệm cơ bản về phân tử lượng trung bình của polyme
– Phân tử lượng trung bình số: Mn: là tổng khối lượng các phân tử polyme có trong mẫu chia cho tổng số các phân tử (hay số mol) polyme có trong mẫu đó
– Phân tử lượng trung bình khối: Mw: dựa tên cơ sở là các phân tử càng lớn sẽ chiếm càng nhiều trong tổng số khối lượng của mẫu polyme so với các phân tử nhỏ
– Phân tử lượng trung bình nhớt, Mv: cũng có thể tính phân tử lượng của polyme dựa vào độ nhớt của dung dịch polyme theo nguyên tắc đơn giản: các phân tử polyme càng lớn làm cho dung dịch càng nhớt. Tất nhiên phân tử lượng thu được bằng cách đo độ nhớt sẽ khác so với hai loại phân tử lượng trung bình kể trên, tuy nhiên nó giống với phân tử lượng trung bình khối hơn.
2. Phân tử lượng polyme
• 2.1. Khái niệm cơ bản về phân tử lượng trung
bình của polyme
– Độ đa phân tán/ phân bố (polydispersity index – PDI): phân tử lượng khác nhau làm cho polyme trở nên
phức tạp. Không có giá trị nào cho biết thực sự bản chất của polyme. Do đó cần phải biết độ phân tán của phân tử lượng
2. Phân tử lượng polyme
• 2.1. Khái niệm cơ bản về phân tử lượng trung
bình của polyme
– Với sản phẩm đơn phân tán (được tạo thành từ những phân tử có phân tử lượng như nhau) thì các phân tử có phân tử lượng trung bình như nhau.
– Với polyme đa phân tán, phân tử lượng trung bình khối, nhớt, số tăng theo chiều Mn<Mv<Mw
– Tỷ số Mw/Mn=PDI phụ thuộc chiều rộng của đường cong phân bố và được coi là độ đa phân tán của một polyme
– PDI=1 cho một polyme hoàn toàn đơn phân tán và luôn lớn hơn 1 cho một polyme đa phân tán
2. Phân tử lượng polyme
• 2.1. Khái niệm cơ bản về phân tử lượng trung bình của
polyme
– Như vậy ta thấy: phân tử lượng trung bình số hoàn toàn
không có thực vì hầu như không có một phân tử nào có phân tử lượng như vậy trong mẫu polyme đem đo. Do đó ta phải quan tâm đến độ phân tán, để xác định độ đa
phân tán, ta có thể dùng kỹ thuật sắc k{ rây phân tử SEC (Size exclusion chromatography) hay còn gọi là sắc k{ thấm gel hoặc khối phổ MALDI
– Nếu chỉ xét đến Mn mà không quan tâm đến độ đa phân
tán có thể dẫn đến sai lầm vì hầu hết các tinh chất của polyme như độ bền độ chảy nhớt được xác định chủ yếu dựa trên kích thước phân tử chiếm khối lượng lớn trong mẫu. Các tính chất của polyme phụ thuộc chủ yếu vào các phân tử có kích thước lớn nên phụ thuộc vào Mw
2. Phân tử lượng polyme
• 2.1. Khái niệm cơ bản về phân tử lượng trung bình của polyme
2. Phân tử lượng polyme
• 2.2. Mối liên hệ giữa phân tử lượng và tính chất của polyme: tính chất đặc trưng của các polyme là tính chất cơ l{ được đặc trưng bởi phân tử lượng
2. Phân tử lượng polyme
• Nếu phân tử lượng thấp, khoảng 1000, polyme
không có độ bền cơ học.
• Độ bền tăng nhanh tới giá trị B rồi tăng chậm tới
giá trị C.
• B: điểm tới hạn tương ứng với giá trị phân tử
lượng thấp nhất cho một polyme để có độ bền hữu dụng đủ lớn. B có giá trị trong khoảng 5000 tới 10000 tùy thuộc vào loại polyme khác nhau
• A và C cũng thay đổi. Đường cong dịch về phía
bên phải (phía bên phân tử lượng cao hơn) khi lực tương tác liên phân tử giảm.