9. Dự kiến các luận cứ
3.4. Tiến hành thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 11A1 và lớp đối chứng là lớp 11A2 (Ban nâng cao) ở trường THPT Lý Thái Tổ, Từ Sơn, Bắc Ninh. Trường THPT Lý Thái Tổ là một trường có thành tích giảng dạy và học tập tốt của tỉnh với điểm đầu vào cao nhất, nhì tỉnh. Các căn cứ để lựa chọn các lớp 11 này để thực nghiệm được dựa vào các tiêu chí sau:
- Đối với Ban nâng cao, đây là hai lớp tuyển chọn của trường nên học lực hiện tại của HS hai lớp này khá tốt và tương đương nhau.
- Về điều kiện cơ sở vật chất như nhau.
- Số HS của hai lớp tương đối cân bằng: lớp 11A1 có 52 HS, lớp 11A2 có 50 HS. - Trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của GV toán ở hai lớp tương đối đồng đều. - Nội dung giảng dạy giống nhau.
Khi tiến hành thực nghiệm, ở lớp thực nghiệm, GV sử dụng giáo án được soạn theo các biện pháp nêu trong đề tài tức có sự đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực, có sự chuẩn bị công phu, ở lớp đối chứng, GV sử dụng giáo án giảng dạy theo phương pháp thuyết trình, diễn giải nội dung kiến thức là chính, và hệ thống bài tập cũng như nội dung kiến thức hoàn toàn theo SGK.
Trong 4 tiết dạy thực nghiệm ở các lớp, chúng tôi đều mời thầy tổ trưởng, các đồng chí GV toán đến dự giờ để góp ý, nhận xét, đánh giá một cách khách quan
các giờ dạy. Căn cứ vào đó, sau mỗi giờ học chúng tôi rút kinh nghiệm về kế hoạch dạy học đưa ra, điều chỉnh, bổ xung kịp thời trong các giờ học tiếp theo.
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Cơ sở để đánh giá kết quả sư phạm
- Dựa vào các nhận xét, ý kiến đóng góp của các GV tham gia thực nghiệm sư phạm và kết quả của các phiếu học tập phát cho HS, kết quả các bài kiểm tra.
- Dựa vào bảng thống kê kết quả học tập của HS.
3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.2.1. Đánh giá định tính
Đề kiểm tra bám sát mục đích thực nghiệm, không quá khó bám sát nội dung và trọng tâm của bài học. Đề kiểm tra có ý tưởng kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh đồng thời kiểm tra sự linh hoạt và sáng tạo trong quá trình giải toán. Cụ thể: Bài 1 đòi hỏi học sinh nắm được kiến thức cơ bản, bài 2 và bài 3 đòi hỏi học sinh có tính nhuần nhuyễn, linh hoạt đồng thời khuyến khích học sinh có sự sáng tạo, bài 4 đòi hỏi học sinh có sự sáng tạo, ham học hỏi.
Qua quan sát và phiếu điều tra cùng với kết quả bài kiểm tra tôi thấy: Ở lớp thực nghiệm, học sinh tích cực hoạt động, tìm tòi, chủ động tham gia vào quá trình học tập hơn lớp đối chứng. Đặc biệt, các em lớp thực nghiệm thích tìm tòi tài liệu tham khảo để tìm hiểu, mở rộng thêm các dạng bài và các phương pháp giải mới hơn lớp khác. Rõ hơn là các bài làm kiểm tra của lớp thực nghiệm có nhiều các giải hơn, lời giải thể hiện nắm chắc kiến thức lượng giác với lý luận chặt chẽ mà ngắn gọn.
3.5.2.2. Đánh giá định lượng Điểm Điểm Lớp 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài Thực nghiệm 0 4 5 12 12 10 7 2 52 Đối chứng 1 9 10 9 10 7 4 0 50
Lớp thực nghiệm có 48/52 (92%) đạt trung bình trở lên. Trong đó có 60% khá giỏi. Có 7 em đạt 9 và 2 đạt điểm tuyệt đối.
Lớp đối chứng có 40/50 (80%) đạt trung bình trở lên. Trong đó 42% khá giỏi. Có 4 em đạt điểm 9. Không có em nào đạt điểm tuyệt đối.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, bước đầu có thể thấy hiệu quả của việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần giải phương trình lượng giác lớp 11 Trung học phổ thông.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: - Làm sáng tỏ khái niệm tư duy, tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Tìm hiểu thực dạy và học phần giải phương trình lượng giác trong chương trình toán Trung học phổ thông.
- Bước đầu đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học.
- Đã điều tra, thực nghiệm sư phạm và đã xác định được tính khả thi của các phương án đề xuất.
- Đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Hơn nữa, đề tài và phương pháp nghiên cứu của luận văn còn có thể áp dụng cho nhiều nội dung khác nhau của môn Toán.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu, nhiều vấn đề của luận văn vẫn chưa được phát triển sâu và không thể tránh được những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục và các bạn đồng nghiệp để bổ sung tốt hơn cho các biện pháp nêu trong đề tài góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo. Bài tập Đại số và giải tích 11. NXB Giáo dục, 2007.
2. Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán. NXB giáo dục, 2006.
3. Bộ giáo dục và đào tạo. Đại số và giải tích 11. NXB giáo dục, 2007.
4. Bộ giáo dục và đào tạo. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn toán. NXB giáo dục, 2007.
5. Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn toán. NXB giáo dục, 2007.
6. Bộ giáo dục và đào tạo. Đại số và giải tích 11- Sách giáo viên. NXB giáo dục, 2007.
7. Bộ giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trung học cơ sở nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 2001.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành Trung ương khóa VIII. NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1997.
10. Viện ngôn ngữ học. Từ điển Tiếng Việt. Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
11. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy. Tâm lý học. Nxb Đại học Sư Phạm, 1988.
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính. Tâm lý học giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
13. Nguyễn Vũ Lƣơng, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Thắng. Các bài giảng về phương trình lượng giác. Nxb Giáo dục.
14. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học sư pham, Hà nội, 2002.
15. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2004.
16. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2007.
17. Nguyễn Cảnh Toàn. Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc dạy học và nghiên cứu Toán học, tập 1. Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
18. Trần Thúc Trình. Rèn luyện tư duy trong dạy học toán. Viện khoa học giáo dục, 2003.
19.Trần Phƣơng. Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn Toán phương trình lượng giác. NXB Hà Nội, 2004.
20. Đavƣđo V. V . Các dạng khái quát hóa trong dạy học. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000.
Phụ lục 1
Phiếu điều tra học sinh
Lĩnh vực
điều tra Câu hỏi phỏng vấn
Mức độ đạt đƣợc(đánh dấu x vào ô vuông) TB K T Khi làm bài tập giải phương trình lượng giác
Nắm chắc các công thức lượng giác và các dạng phương trình lượng giác cơ bản. Đánh giá mức độ khó của các bài tập trong SGK và sách tham khảo.
Định hướng lời giải cho một bài lượng giác nhanh.
Khả năng phân loại bài tập và tự đặt các đề toán mới.
Cố gắng tìm nhiều lời giải cho một bài toán và lựa chọn lời giải hay và ngắn gọn. Ham học hỏi, tìm kiếm những dạng toán mới và phương pháp giải mới.
Sự ảnh hưởng từ học giải phương trình lượng giác tới các bộ môn khác
Thích nghiên cứu tài liệu bên ngoài để mở rộng kiến thức trong SGK.
Thích khám phá, làm chủ kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Tìm kiếm nhiều giải pháp cho một vấn đề theo các hướng khác nhau.
Tìm kiếm, đánh giá phương án nào tối ưu nhất.
Phụ lục 2
Phiếu điều tra giáo viên Lĩnh vực
điều tra Câu hỏi phỏng vấn
Mức độ đạt đƣợc(đánh dấu x vào ô vuông)
TB K T Trong quá trình dạy giải phương trình lượng giác
Hướng dẫn học sinh nhận biết được nét đặc trưng của từng dạng bài tập.
Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải cho một bài toán.
Hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp thử sai để lựa chọn công thức lượng giác cho thích hợp.
Khuyến khích sáng tạo ra nhiều bài tập mới từ một bài toán cơ bản cho lúc đầu bằng cách thay đổi dữ kiện nào đó. Hướng dẫn học sinh cách diễn đạt, trình bày lời giải ngắn gọn, chặt chẽ.
Các phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học
Đặt những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy loogic, diễn đạt chặt chẽ.
Đề ra các nhiệm vụ yêu cầu học sinh phải tự học.
Mong đợi những câu trả lời mới lạ của học sinh