63
Trong dạy học sinh học theo SGK mới đã có sự đổi mới về phƣơng pháp. Tuy nhiên, việc sử dụng TNKQ dạng MCQ trong dạy nội dung kiến thức mới hầu nhƣ chƣa có, nhất là ở các trƣờng THPT.
Trong tài liệu này, chúng tôi áp dụng phƣơng pháp sử dụng MCQ trong dạy học kiến thức mới theo quy trình sau đây.
Sử dụng câu hỏi MCQ để dạy nội dung kiến thức mới có thể tóm tắc qua các bƣớc cơ bản sau:
Bước 1: GV phát hệ thống câu hỏi MCQ cho HS theo ý đồ dạy học, hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung SGK
GV phát câu hỏi MCQ trƣớc để định hƣớng cho HS nghiên cứu nội dung SGK. Từ câu dẫn của MCQ có thể xem đó là tình huống có vấn đề đặt ra cho HS nghiên cứu SGK có định hƣớng.Vì vậy các câu hỏi MCQ đƣợc chọn và dạy kiến thức mới cần phải điển hình, mỗi tiết học chỉ chọn khoảng 35 câu phủ kín đƣợc nội dung SGK, có độ khó vừa phải để huy động trí tuệ của tập thể lớp.Trên cơ sở các câu dẫn của mỗi câu hỏi MCQ giáo viên có thể chi tiết hơn bằng các câu hỏi tự luận nhỏ hơn.Từ đó giúp HS dễ hiểu hơn, tìm phƣơng án trả lời cho mỗi câu hỏi MCQ.
Ban đầu khi HS chƣa quen với việc tự lực đọc SGK, giáo viên có thể chi dẫn HS nghiên cứu các đoạn cụ thể trong SGK có nội dung thông tin tƣơng ứng với câu MCQ mà bài trên lớp sắp học. Khi HS đã quen tự lực đọc SGK thì bƣớc này HS phải tự làm việc ở nhà.
Dạy học bằng MCQ trong giờ ở lớp HS tiến hành các hoạt động sau đây: - Tìm hiểu câu dẫn MCQ để định hƣớng các vấn đề cần giải quyết.
- Thu thập thông tin từ SGK, tái hiện kiến thức.
Xử lý thông tin từ các câu dẫn để trả lời các câu hỏi MCQ, tức là tìm phƣơng án chọn trên cơ sở phân tích nội dụng các câu chọn để tìm câu trả lời đúng theo lập luận của cá nhân.
64
Ghi lại kết quả phƣơng án chọn, đề xuất lập luận cho câu chọn đúng theo các khâu. Đây là bƣớc rất quan trọng ngƣời học tự khẳng định mình, tự đánh giá qua tự học.
Bước 2: Tổ chức thảo luận theo nhóm hay cả lớp, lý giải các phương án của MCQ, kết luận chính xác hóa kiến thức,hình thành trí thức mới
Những phƣơng án HS chọn đúng thì GV kết luận mà không cần thảo luận lại ở lớp mà chuyển qua lý giải phƣơng án sai, thảo luận ở lớp những câu MCQ mà cả lớp chƣa thống nhất phƣơng án đúng, đây là cách học cái đúng trong cái sai.
GV tổ chức thảo luận theo nhóm:
- Mỗi lớp có thể chia thành các nhóm.
- Khuyển kích sự tham gia của mỗi cá nhân HS qua tranh luận để đi đến thống nhất phƣơng án chọn đúng và lý giải phƣơng án đó.
Quá trình thảo luận sẽ học đƣợc bạn (hay học hợp tác với bạn) làm cho các sản phẩm tri thức ban đầu đó có đƣợc đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung, điều chỉnh…Cách tổ chức này làm cho mỗi cá nhân HS không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm,mà phải học tích cực chủ động. Điều này phát huy đƣợc tính cá thể trong việc học thông qua các hoạt động học:
- Mỗi cá nhân phải tích cực chủ động lắng nghe bạn trình bày câu trả lời để xem xét cái đúng, cái sai của bạn dựa trên quan điểm cá nhân.
- Đối chiếu với câu trả lời và cách lập luận của mình.
- Tham gia trình bày, thảo luận bảo vệ câu trả lời của mình và có thể phê phán ý kiến của bạn khác.
- Ghi ý kiến bổ sung của bạn, tự điều chỉnh câu trả lời của mình trên cơ sở rút kinh nghiệm cái sai, cái đúng của bạn và của mình.
Lời giải của tập thể là sản phẩm đƣợc tổng hợp từ các sản phẩm ban đầu của mỗi HS và đƣợc bổ sung, điều chỉnh bằng những điều thu hoạch đƣợc qua thảo luận của tập thể.
65
Trong quá trình tổ chức thảo luận, HS có thể gặp phải những vẫn đề nhƣ: khó phân biệt đúng sai,khó đi đến kết luận hoặc câu trả lời của HS chƣa hoàn chỉnh, giáo viên phải là ngƣời trọng tài, cố vấn nhƣ sau:
- Xem xét và tổng kết báo cáo của cả nhóm.
- Ghi lại những điểm nhất trí và chƣa nhất trí, những khía cạnh mà các nhóm bỏ qua.
- Yêu cầu các nhóm lập luận và chứng minh các kết quả. - Đƣa ra những nhận xét đánh giá và kết quả của từng nhóm.
- Đƣa ra những kết luận đúng nghĩa là câu trả lời đúng cho các câu hỏi, yêu cầu HS bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời của mình.
Cách tiến hành tổ chức nhƣ vậy, HS không thụ động nghe thầy mà hoạt động học tập tích cực nhƣ: tự ghi lại ý kiến kết luận của thầy, đối với câu trả lời của mình, tự đánh giá, bổ sung cho câu trả lời của mình.
Kết quả chủ yếu của khâu này là chính xác hóa các câu trả lời, lý giải các phƣơng án đúng hoặc sai của MCQ.
Ở bƣớc quan trọng này HS rèn luyện đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu. - So sánh đối chiếu kết luận của thầy và của bạn với sản phẩm của mình. - Kiểm tra lý lẽ, tìm luận cứ có cơ sở chứng mình mình đúng hay sai. - Tự sửa sai, bổ sung điều chỉnh những gì cần thiết.
- Tự rút kinh nghiệm và cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.
Kết quả HS thu đƣợc là tri thức khoa học. Đó là kết quả lao động của cá nhân HS kết hợp với lao động của tập thể và lao động của thầy. Đồng thời với việc tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ bằng hành động học của chính mình, tạo đƣợc cho bản thân năng lực tự học, tự nghiên cứu phát triển năng lực hành động, trí thông minh, tự đo đƣợc sự tiến bộ của chính bản thân.
Bước 3: Vận dụng kiến thức mới
Giáo viên đƣa câu hỏi và bài tập về nhà cho HS nhằm kiểm tra tri thức và khả năng vận dụng tri thức đã chiếm lĩnh vào giải quyết các tình huống cụ thể trong học tập và đời sống. Câu hỏi có nhiều mức độ khác nhau, có thể là những câu tự luận hay bài tập. Qua đó, cho phép giáo viên đánh giá chất lƣợng lĩnh
66
hội kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS theo mục tiêu bài học, phân loại trình độ HS, cung cấp thông tin ngƣợc để điều chỉnh quá trình dạy – học.
HS cũng tự đánh giá trình độ của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học, tự sửa chữa sai sót và tự điều chỉnh thái độ hành vi của mình hợp lý hơn, tiến bộ hơn. Có thể xem đây là bƣớc vừa có tác dụng củng cố kiến thức, làm cho kiến thức thực sự trở thành sản phẩm trí tuệ của mỗi HS, kiến thức vừa vững chắc, vừa đƣợc vận dụng linh hoạt các tình huống khác nhau. Sử dụng kiến thức đã có để giải quyết các tình huống mới là biểu hiện cao của mức độ chất lƣợng lĩnh hội.
Từ quy trình ba bƣớc sử dụng MCQ để tổ chức cho HS tự học ở lớp, có thể thấy logic bên trong của quá trình sƣ phạm theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Logic bên trong của quá trình sư phạm sử dụng MCQ trong dạy nội dung kiến thức mới trong sách giáo khoa:[25]
Sách giáo khoa
Hệ thống câu MCQ
HS trả lời hệ thống câu MCQ
HS lĩnh hội nội dung SGK với các tiêu chí chất lƣợng
Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu
GV nêu ra công cụ định hƣớng cho HS nghiên
cứu SGK
HS nghiên cứu nội dung SGK tìm câu trả lời đúng, lập luận lựa chọn
và lọai bỏ Lƣợng thông tin phong phú, đầy đủ, biết vận dụng kiến thức thu đƣợc, rèn luyện kỹ năng tự học và thao tác tƣ duy logic
67
3.2.2. Một số ví dụ cụ thể khi dạy phần sinh học động vật
3.2.2.1. Dạy bài 15- tiêu hóa ở động vật
Bƣớc 1: GV phát hệ thống câu hỏi cho HS theo ý đồ dạy học hƣớng dẫn HS nghiên cứu nội dung SGK.
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật, là bài đầu tiên trong chƣơng trình sinh học động vật, trong bài này, nội dung chủ yếu tập trung về khái niệm về tiêu hóa ở động vật, và quá trình tiêu hóa ở các dạng động vật khác nhau. Để dạy học sinh theo PPDH tích cực mới, là phƣơng pháp dạy học có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, bƣớc đầu GV cần định hƣớng cho HS học theo ý đồ của mình, nghĩa là đƣa ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, hƣớng HS suy nghĩ tập trung vào các nội dung quan trọng mà mình cần chú ý. Do thời gian dạy 1 bài trên lớp tập trung chỉ có 45 phút, trong khâu lên lớp có rất nhiều hoạt động khác nhau, khâu dạy bài mới là khâu quan trọng nhất và thời gian chiếm khoảng 35 phút, nhƣ vậy số lƣợng câu hỏi đƣa ra muốn đạt hiệu quả câu nhất chỉ dừng lại là 3-5 câu hỏi. Do bài 15 này, nội dung kiến thức đơn giản nhƣng số lƣợng kiến thức tƣơng đối nhiều và dàn trải nên tôi đƣa ra 5 câu hỏi TNKQ tƣơng ứng với 5 nội dung chính của bài. Đầu tiên khi HS đƣợc tiếp xúc với cách dạy này, khó để cho các em có thể tìm hiểu đƣợc SGK và đƣa ra nội dung đáp án chính xác, và giải thích cho câu trả lời của mình là hoàn chỉnh nhất. Để trợ giúp trong khi trả lời một câu hỏi TNKQ của HS, bên cạnh việc đƣa ra những câu hỏi TNKQ, GV có thể chỉ ra những câu tự luận nhỏ liên quan tới câu hỏi TNKQ này.
Ví dụ 1: Với nội dung tiêu hóa là gì? GV có thể đƣa ra luôn câu hỏi TNKQ trong SGK.
Câu hỏi TNKQ đƣợc đƣa ra là :
Đánh dấu × vào ô cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa: A-Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành những chất hữu cơ. B-Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
68
C- Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
D- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Nhƣ vậy, chỉ bằng kiến thức hiểu biết đơn giản của HS về tiêu hóa và kiến thức trong SGK thì HS khó mà đƣa ra đƣợc một đáp án cho câu hỏi này. Do đó, trƣớc khi HS đƣa ra đƣợc đáp án, GV sẽ giúp HS bằng cách cho HS một số câu hỏi tự luận nhỏ có liên quan tới câu hỏi TNKQ này. Câu hỏi tự luận nhỏ sẽ là các câu có liên quan tới các câu dẫn, vậy với bốn câu dẫn trên GV có thể cho HS tìm hiểu các câu.
- Tại sao thức ăn mà động vật ăn vào cần đƣợc tiêu hóa? - Phân biệt thức ăn với chất dinh dƣỡng?
Chất dinh dƣỡng là những chất hóa học đƣợc cơ thể tiếp nhận từ bên ngoài vào để sản xuất năng lƣợng, kiến tạo tế bào hoặc tham gia vào các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Thức ăn chứa các chất dinh dƣỡng và chứa cả các chất không phải là chất dinh dƣỡng (ví dụ, xenlulôzơ có trong thức ăn thực vật không phải là chất dinh dƣỡng của con ngƣời).
Nhƣ vậy bằng hai câu hỏi trên, phần nào GV sẽ giúp HS định hƣớng đƣợc câu trả lời phù hợp.
Ví dụ 2: Với nội dung II: tiêu hóa ở động vật chƣa có cơ quan tiêu hóa. Với phần nội dung này chúng ta có thể sử dụng ngay câu hỏi TNKQ trong SGK. Dƣới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào: 1. Các chất dinh dƣỡng đơn giản đƣợc hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không đƣợc tiêu hóa trong không bào đƣợc thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong. 3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dƣỡng phức tạp thành các chất dinh dƣỡng đơn giản.
69
Đánh dấu × vào ô cho đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:
A- 1 2 3 C – 2 1 3 B- 2 3 1 D – 3 2 1
Với nội dung kiến thức trên, GV có thể hƣớng dẫn HS quan sát SGK và kết hợp với nghiên cứu câu trắc nghiệm, ngoài ra, để HS có thể sử dụng SGK để vận dụng trả lời đƣợc câu TNKQ này, GV có thể đƣa ra một số câu hỏi tự luận liên quan tới các câu dẫn trong câu hỏi TNKQ này:
Thế nào là tiêu hóa nội bào?
HS có thể dựa vào câu hỏi này, để phân tích xem tiêu hóa nội bào là gì, sau đó có thể phân tích xem quá trình tiêu hóa nội bào diễn ra nhƣ thế nào?
Nhƣ vậy, HS có thể hiểu đƣợc logic của quá trình học tập, muốn tìm hiểu một quá trình, chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm của nó. Với câu hỏi này, giúp HS định hƣớng đáp án của câu trắc nghiệm trên.
Ví dụ 3: với nội dung tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.
Với nội dung này, khi quan sát hình 15.2, HS một phần nào có thể biết đƣợc các giai đoạn trong quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, nhƣng việc sắp xếp sao cho đúng quá trình này đòi hỏi ngƣời GV phải giúp HS sắp xếp chúng. Nhƣ vậy, việc đƣa ra luôn một đáp án cụ thể chỉ giúp HS biết kết quả mà khó phải suy nghĩ và phán đoán. Để đòi hỏi tính tích cực trong quá trình học của HS, GV có thể đƣa ra một câu hỏi TNKQ cho nội dung này nhƣ sau: Câu 1: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra nhƣ thế nào? a/ Thức ăn đƣợc tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dƣỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ đƣợc.
b/ Thức ăn đƣợc tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dƣỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
c/ Thức ăn đƣợc tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dƣỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
70
d. Thức ăn đƣợc tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dƣỡng phức tạp trong khoang túi.
Để thực hiện trả lời câu trắc nghiệm này, chúng ta có thể thấy khi học sinh quan sát hình 15.2 (trang 64, sách giáo khoa sinh học 11), HS có thể chỉ ra đƣợc một số giai đoạn trong quá trình tiêu hóa này, nhƣng khi quan sát hình và nêu ra đƣợc quá trình tiêu hóa ở túi tiêu hóa, HS chỉ đơn giản là nhìn thứ tự các bƣớc trong SGK để trả lời, do đó việc hiểu kĩ về quá trình này cò rất sơ sài. Để giúp cho HS có đáp án chính xác, và có cơ sở hiểu kĩ đáp án của mình, GV sẽ giúp đƣa ra các câu tự luận nhỏ liên quan tới các câu dẫn.
Câu 1: Quan sát kích thƣớc thức ăn sau khi tiêu hóa ngoại bào và cho biết thức ăn đã đƣợc biến đổi thành dạng đơn giản ( axit amin, đƣờng đơn, glixerol, axit béo….) chƣa?
Câu 2: Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi đƣợc tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
Bằng hai câu hỏi này sẽ giúp HS không những tìm hiểu về câu hỏi TNKQ, mà nó còn làm sáng tỏ hơn quá trình tiêu hóa của động vật có túi tiêu hóa.
Ví dụ 4: Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá.