đương.
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Do vậy, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. Vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ(không quy đổi)
x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang (không quy đổi)
nằm trong sản phẩm dở dang (theo từng loại)
cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm phí chế biến từng loại Số lượng
thành phẩm +
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
ra thành phẩm Số lượng sản phẩm = Số lượng sản phẩm x % mức độ hoàn thành dở dang quy đổi dở dang cuối kỳ
ra thành phẩm (Chưa quy đổi)
Ưu điểm: Phương pháp này kết quả tính toán được chính xác và khoa học hơn.
Nhược điểm: Tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều việc đánh giá mức độ chế biến của sản phẩm dở dang còn mang nặng tính chủ quan.
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và có sự biến động lớn so với đầu kỳ.