Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề cho học sinh trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường Trung học phổ thông (Trang 146)

Theo tôi, phát triển kỹ năng GQVĐ trong dạy học theo hướng tiếp cận phát hiện và giải quyết vấn đề là rất cần thiết đối với dạy học và là một nội dung mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21. Sự thành công hay thất bại của cách dạy học này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, lòng

nhiệt tình và sự tự tin của người giáo viên. Việc áp dụng phương án dạy học mà luận văn đã đề xuất vào quá trình dạy học phương trình vô tỉ ở trường THPT thì giáo viên nên áp dụng sáng tạo và phù hợp với từng đối tường học sinh.

Cách tiếp cận dạy học GQVĐ có thể được áp dụng đối với các lớp đầu của bậc giáo dục trung học dưới sự hướng dẫn của những giáo viên có kinh nghiệm. Tất nhiên không thể áp dụng được ở mọi tình huống vì chương trình nặng mà cách thức này lại đòi hỏi quá nhiều thời gian.

Đối với các cấp quản lý của ngành giáo dục, tác giả có một số khuyến nghị sau:

- Tìm hiểu sâu sắc nội dung của dạy học GQVĐ cùng với phương pháp tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, đồng thời tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về vận dụng dạy học GQVĐ trong giáo dục.

- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về dạy học GQVĐ, đồng thời biên soạn lại SGK một số môn khoa học theo hướng phát triển các kỹ năng GQVĐ cho cho học sinh trong dạy học GQVĐ.

- Thực hiện thử nghiệm dạy học GQVĐ, đồng thời phân tích, rút kinh nghiệm, sau đó tùy kết luận mà ứng dụng đại trà dạy học GQVĐ trong giáo dục.

- Tiếp tục phát triển các kỹ năng GQVĐ cho học sinh.

- Nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có, bổ sung trang thiết bị dạy học hiện đại để giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin vào bài dạy của mình một cách thuận tiện và thường xuyên giúp học sinh học tập tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Châu. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình

dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.

2. Nguyễn Văn Cƣờng, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường

THPT. Berlin/Hà Nội, 2010.

3. Vũ Cao Đàm, Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.

4. Lê Hồng Đức, Đào Thiện Khải, Lê Bích Ngọc, Lê Hữu trí, Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình vô tỉ. Nhà xuất bản Hà Nội, 2008.

5. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Lý luận phương pháp dạy học hiện đại. Tập

Bài giảng dành cho học viên cao học, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

6. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán. Nhà xuất bản Đại

học sư phạm, 2009.

7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa và Trần Văn Tính, Tâm lý

học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009.

8. Nguyễn Vũ Lƣơng, Hệ phương trình và phương trình chứa căn thức.

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

9. Bùi Văn Nghị, Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán.

Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2008.

10. Bùi Văn Nghị, Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2009.

11. Bùi Văn Nghị - Vƣơng Dƣơng Minh – Nguyễn Anh Tuấn, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông chu kì III (2004- 2007) Toán học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2005.

12. Trần Phƣơng, Bài giảng trọng tâm ôn luyện môn Toán. Nhà xuất bản

13. Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), SGK Đại số 10 (Cơ bản và nâng cao), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SGK Đại số 11 (Cơ bản và nâng cao), SGK Giải tích 12 (Cơ bản và nâng cao). Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN GIẢI PHƢƠNG TRÌNH VÔ TỈ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1

(Dành cho Giáo viên đã dạy chủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT)

Xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu () vào các ô phù hợp trong bảng dưới đây, có thể đánh dấu vào nhiều ô cho mỗi câu hỏi.

Xin trân trọng cảm ơn Thầy/ Cô!

TT Nội dung Đồng ý

1 Thầy/ Cô cho rằng chủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT là một chủ đề

- Khó đối với học sinh

- Chưa gây được hứng thú đối với học sinh

2 Để dạy họcchủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT, Thầy/ Cô đã sử dụng phương pháp dạy học

- Thuyết trình - Vấn đáp - Trực quan - Phân nhóm

- Dạy học theo PISA

- Dạy học theo hướng giải quyết vấn đề

3 Thầy/ Cô đã sử dụng dạy học theo hướng giải quyết vấn đề trong dạy học Toán, Thầy/ Cô cho rằng

- Hướng dạy học này mang lại hiệu quả tích cực trong dạy học

- Mất nhiều thời gian và trí tuệ cho việc chuẩn bài giảng và các hoạt động dạy học

- Dạy học theo hướng giải quyết vấn đề tuy hay nhưng ít cơ hội thực hiện do khó tạo được tình huống gợi vấn đề

- Học sinh rất hứng thú đối với những giờ học này

- Để học sinh thực hiện quá trình tìm tòi và giải quyết vấn đề mất nhiều thời gian và dễ “cháy giáo án”

4 Khi dạy học theo hướng giải quyết vấn đề, Thầy/ Cô đã rèn luyện và phát triển những kỹ năng nào cho học sinh

- Kỹ năng xác định các yếu tố - Kỹ năng nhận biết câu hỏi - Kỹ năng đọc được hình ảnh

- Kỹ năng thể hiện các dữ kiện (biểu đồ, đồ thị, …) - Kỹ năng ước lượng, phỏng đoán

- Kỹ năng phân tích - Kỹ năng tổng hợp - Kỹ năng suy luận logic - Kỹ năng vẽ hình

- Kỹ năng tưởng tượng - Kỹ năng tính toán

- Kỹ năng khái quát hóa, đặc biệt hóa - Kỹ năng so sánh, tương tự

- Kỹ năng đánh giá

- Kỹ năng sáng tạo bài toán mới

5 Để dạy chủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT, Thầy/ Cô đã sử dụng phương tiện dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Máy chiếu

- Bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ trực quan

6 Thầy/ Cô đã từng sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học chủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT

- Chưa lần nào

- Chỉ trong các hội giảng hay hội thi giáo viên giỏi - Từ 1 đến 2 lần (bài giảng khác nhau)

- Từ 3 đến 4 lần (bài giảng khác nhau) - Trên 4 lần (bài giảng khác nhau)

7 Thầy/ Cô chưa từng hoặc ít khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học Toán là do

- Việc chuẩn bị bài giảng mất nhiều thời gian - Thầy/ Cô ngại soạn bài giảng điện tử

- Thầy/ Cô chưa biết cách soạn bài giảng điện tử - Cơ sở vật chất ở nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu

8 Đề kiểm tra đánh giá học sinh khi họcchủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT, Thầy/ Cô đã sử dụng hình thức kiểm tra

- Tự luận

- Trắc nghiệm khách quan

9 Đề kiểm tra đánh giá học sinh khi họcchủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT, theo Thầy/ Cô nên sử dụng hình thức kiểm tra

- Tự luận

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2

(Dành cho Học sinh đã học xong chủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT)

Các em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu () vào các ô phù hợp trong bảng dưới đây, có thể đánh dấu vào nhiều ô cho mỗi câu hỏi.

Xin cảm ơn các em!

TT Nội dung Đồng ý

1 Thái độ của em đối với chủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT là

- Yêu thích chủ đề

- Chỉ coi chủ đề là một nhiệm vụ học tập - Không hứng thú đối với chủ đề

2 Để chuẩn bị trước cho bài học chủ đề giải phương trình vô tỉ, em thường

- Nghiên cứu trước theo nội dung hướng dẫn của giáo viên (nếu có)

- Tham khảo, tìm đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề

- Không chuẩn bị gì cả

3 Khi giáo viên kiểm tra bài cũ chủ đề giải phương trình vô tỉ, em thường

- Suy nghĩ tìm cách trả lời trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra - Nghe bạn trả lời để nhận xét, đánh giá

- Chuẩn bị câu trả lời để bổ sung ý kiến cho bạn - Xem lại bài để đối phó nếu giáo viên gọi lên bảng

- Không suy nghĩ, không xem lại bài vì dự đoán giáo viên sẽ không gọi lên bảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Trong giờ học, khi giáo viên đưa ra câu hỏi/ bài tập chủ đề giải phương trình vô tỉ, em thường

- Suy nghĩ tìm cách trả lời trả lời câu hỏi/ bài tập để phát biểu - Suy nghĩ tìm cách trả lời trả lời câu hỏi/ bài tập nhưng

không dám phát biểu vì sợ không đúng - Chờ câu hỏi hoặc cách giải bài tập của bạn - Chờ giáo viên trả lời/ giải bài tập

5 Sau khi học xong mỗi bài về với chủ đề giải phương trình vô tỉ, về nhà em thường

- Tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan đến chủ đề này ở ngoài SGK để nắm vững hơn kiến thức đã học

- Chủ động học bài cũ, trả lời câu hỏi và làm bài tập về nhà - Học bài cũ nhưng chỉ học thuộc lòng một cách máy móc - Không học bài cũ vì không hiểu bài

- Không học bài cũ vì không thích học

6 Em cho rằng chủ đề giải phương trình vô tỉ ở trường THPT là một chủ đề

- Rất khó đối với em

- Tương đối khó đối với em - Không khó đối với em - Dễ đối với em

7 Trong giờ học Toán, nếu giáo viên có sử dụng các phương tiện dạy học như máy chiếu, biểu đồ, hình vẽ trực quan thì

- Em hào hứng, tập trung chú ý đến bài giảng của giáo viên hơn

- Em tập trung vào các phương tiện dạy học hơn là tập trung nghe giảng

đến bài giảng của giáo viên

- Em cảm thấy mình tiếp thu được kiến thức tốt hơn nhờ đó em có thể làm được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập

8 Trong giờ học Toán, khi giáo viên tạo cơ hội cho em và cả lớp được chủ động tự tìm tòi kiến thức và lời giải cho bài toán mới thông qua các hoạt động do giáo viên tổ chức, điều khiển

- Em rất thích học, giờ học thật thoải mái và thú vị

- Em tiếp thu được kiến thức tốt hơn, hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn, nhờ đó em có thể làm được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập cũng như các bài tập liên quan

- Em thường mở sách giáo khoa hoặc các tài liệu có liên quan đến các bài học để tìm câu trả lời cho chính xác vì em không nhớ lắm

- Thời gian thường không đủ để cho em suy nghĩ tự tìm tòi kiến thức, cụ thể là em chưa kịp tìm ra lời giải thì đã hết giờ - Lớp học thật ồn

- Các bạn trong lớp thường ngồi chơi, tranh thủ nói chuyện riêng, chỉ có một số ít bạn tập trung thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- Em thấy mất thời gian mà kiến thức thu được trong giờ học lại rất ít

- Em thường tranh thủ ngồi chơi, không suy nghĩ tìm tòi - Em không thích học như vậy

- Nếu bài toán mới thú vị và gợi trí tò mò cho em thì em sẽ hào hứng, tập trung tìm lời giải

được bằng các kiến thức đã học cùng với sự gợi ý của giáo viên thì em sẽ tập trung tìm lời giải

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề cho học sinh trong dạy học giải phương trình vô tỉ ở trường Trung học phổ thông (Trang 146)