Người đến với Lênin và tán thành QT III vì Người thấy ở đó một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: Cách mạng Vô sản. Người nhận xét: Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự. Cuộc cách mạng này đã mở ra hai con đường: giải phóng nhân dân lao động trong nước và tạo điều kiện cho nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng:
“Nước Nga có chuyện lạ đời
Biến người nô lệ thành người tự do”
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
- Người đến với Lênin và tán thành Quốc Tế III vì Người thấy ở đó một phương hướng mới để giải phóng dân tộc
- Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô
sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN PHÓNG DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội Đảng VI đến nay đã đạt được những thành tựu quan trọng, thế và lực của đất nước ngày càng được củng cố và vững mạnh. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn cần phải chủ động giải quyết và sáng suốt vượt qua. Để đảm bảo thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu những giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh một cách chủ động, sáng tạonhằm tạo ra những nguồn lực mới, đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi cuối cùng.
Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
Lịch sử dân tộc đã chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới chúng ta cần phải khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc.
Con người Việt Nam từ những ngày đầu lập nước cho đến những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh, mặc dù hy sinh biết bao xương máu tuy
nhiên truyền thống yêu nước không bao giờ phai nhạt, tinh thần cố kết cộng đồng, ý chí kiên cường, bất khuất luôn được phát huy và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Nhiệm vụ của chúng ta là phải ra sức phát triển tinh thần yêu nước ấy, làm cho nó được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước ấy đã được phát huy cao độ, biến thành chủ nghĩa anh hùng đưa đến chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ lẩy lừng năm châu, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới, chúng ta cần xác định và phát huy tối đa các nguồn lực của đất nước, đặc biệt là nguồn nội lực và nhân tố con người. Phải phát huy đến mức cao nhất các giá trị truyền thống dân tộc, biến chúng trở thành nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Kiên định tư tưởng đó, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử có tầm thời đại. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, đã nhấn mạnh: “Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Thế giới ngày nay có nhiều thay đổi, song cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn đang diễn ra gay gắt. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, cục diện thế giới có nhiều biến đổi, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay, tuy nhiên mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa với bản chất tốt đẹp
của nó vẫn được nhiều đất nước lựa chọn, định hướng phát triển như các nước Mỹ La tinh.
Bên cạnh đó, các thế lực đế quốc, thù địch phản cách mạng khai thác những mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc nhằm kích động sự thù hằn giữa các dân tộc, đẩy các dân tộc vào những tranh chấp, xung đột về biên giới, lãnh thổ và quyền lợi quốc gia. Đối với Việt Nam, bằng chiêu bài “diễn biến hoà bình”, các lực lượng phản động toan tính thực hiện những mưu đồ thâm độc nhằm lật đổ nhà nước, lật đổ chế độ, xoá bỏ vai trò quản lý của Nhà nước... Vì vậy, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia vẫn là nhiệm vụ phải luôn được coi trọng. Ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cách mạng trước đã trao chúng ta phải có nhiệm vụ hiện thực hoá sự nghiệp cách mạng đó. Hơn bao giờ hết, phải chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa để chủ nghĩa yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa luôn là động lực, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong sự nghiệp đổi mới.
3. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp
Vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm. Người cũng rất chú trọng chủ nghĩa yêu nước và yêu cầu những người cách mạng phải biết nắm lấy sức mạnh đó để thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặc dù rất coi trọng vấn đề dân tộc nhưng Người cũng luôn đứng trên lập trường giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc.
Người luôn khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân trong tiến trình từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi giai tầng trong xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp, tuy nhiên đoàn kết phải dựa trên nền tảng liên minh công nông và trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Trong đấu tranh giành và giữ chính quyền, Người cho rằng cần phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù, phải biết gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội... Đó là những quan điểm có tính nguyên tắc, bất biến của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng ta cần vận dụng, quán triệt trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thực tiễn cách mạng thế giới đã từng diễn ra nhiều khuynh hướng khác nhau, có lúc diễn ra khuynh hướng chỉ nhấn mạnh đến quan điểm giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc và ngược lại. Hai khuynh hướng này tất yếu đều dẫn đến những kết cục không có lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Nếu trong xã hội có giai cấp, còn đấu tranh giai cấp mà bỏ rơi vấn đề giai cấp, nhấn mạnh đến vấn đề dân tộc sẽ làm suy yếu phong trào cách mang thế giới, dẫn đến sự tan ra của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hoặc ngược lại, nếu chỉ nhấn mạnh đến lợi ích dân tộc, từ bỏ vấn đề giai cấp, từ bỏ chủ nghĩa quốc tế chân chính sẽ dân đến sự bùng phát chủ nghĩa sô vanh, để cho các thế lực lợi dụng kích động, làm mất ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ... diễn ra liên miên.
Đối với Việt Nam, trong công cuộc đổi mới, quan điểm xem xét vấn đề dân tộc tách rời vấn đề giai cấp cũng được bộc lộ dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Điều quan trọng hơn cả, chúng ta cần khắc phục những quan điểm sơ cứng, giáo điều trong việc nhìn nhận vấn đề giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Phải thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vì mục tiêu đó vừa đảm bảo tính giai cấp, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, đi đôi với việc tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội trong toàn Đảng, toàn dân ta, lấy đó làm định hướng cho việc nhận thức và giải quyết các vấn đề của dân tộc và thời đại ngày nay.
4. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là phải tiếp tục giương cao ngọn cờ đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chi Minh, phải ra sức phấn đấu để tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng; lấy mục tiêu độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để nối kết các thành phần giai cấp trong dân tộc; đồng thời, phải tôn trọng những quan điểm khác nhau nhưng không trái và đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phải huy động được sức người, sức của của đồng bào ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài góp sức cho sự thành công của công cuộc đổi mới. Phải chăm lo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam vi đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam là một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng ta khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”.
Ngày nay, mặc dù đất nước đã hòa bình thống nhất, tình hình kinh tế xã hội đi vào thời kì ổn định, tuy nhiên các thế lực thù địch vẫn tăng cường khai thác, lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước... Trước nguy cơ đó, chúng ta phải thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra. Phải xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, xóa đói giảm
nghèo; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ địa cách mạng và kháng chiến; tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; chống kì thị chia rẻ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc [11, 127-128].
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã giương cao ngọn cờ đoàn kết, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng cách mạng của toàn dân tộc, đã đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước đến thắng lợi vẻ vang.