Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán:

Một phần của tài liệu Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy chế biến Dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An (Trang 25 - 35)

Sổ nhật ký chung

Báo cáo taì chính

Sổ,thẻ chi tiết Sổ nhật ký đặc

biệt

Sổ cái

Cuối tháng Đối chiếu

Phần mềm kế toán nhà máy sử dụng là Fast 2006.f. Trình tự hạch toán:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dung làm căn cứ ghi sổ, kế toán nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính. Hệ thống máy tính với chương trình phần mềm kế toán tự động sẽ cập nhật vào file sổ Nhật ký chung và số liệu trên file sổ nhật ký chung sẽ tự động cập nhật vào file sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời số liệu cũng được cập nhật vào file sổ thẻ kế toán chi tiết có lien quan.

Định kỳ căn cứ vào file sổ thẻ kế toán in ra bảng tổng hợp chi tiết và từ bảng số liệu tổng cộng trên file sổ cái kế toán in ra bảng cân đối số phát sinh. Bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái sẽ được đối chiếu với nhau để in ra báo cáo tài chính.

2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. − Kỳ lập báo cáo: quý, năm

− Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm: + Bảng Cân đối kế toán

+ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

+ Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính + Bảng cân đối số phát sinh

Các báo cáo này được lập để nộp cho đơn vị chủ đầu tư ( công ty mẹ - Công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An) và các cổ đông lớn. Kế toán tại công ty sẽ tổng hợp các báo cáo và nộp về cho Cục Thuế Nghệ An, Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An theo quy định.

− Nguồn số liệu để lập báo cáo tài chính:

+ Số phát sinh kì báo cáo, sự phát sinh luỹ kế từ đầu năm đến kì báo cáo + Số dư các tài khoản tại thời điểm lập báo cáo.

− Các báo cáo nội bộ của Nhà máy: + Báo cáo về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ

+ Bảng tính chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN

+ Báo cáo theo dõi tình hình về Nợ phải thu, phải trả, Nợ vay + Báo cáo về số dư tiền gửi tại ngân hàng.

+ Báo cáo hàng tồn kho

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng

+ Báo cáo kinh doanh tháng (tạm tính) – dưới dạng quản trị

2.2.6 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán: Ban kiểm soát( ở công ty mẹ)

Ban kiểm soát có Quyền hạn và nhiệm vụ:

− Giám sát việc chấp hành pháp luật của công ty, Việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính.

− Kiểm tra, giám sát, đánh công việc của các kế toán viên

− Kiểm tra việc lập các báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản trị trong DN − Giám sát, xúc tiến việc lập báo cáo tài chính theo đúng thời hạn quy định

* Cơ sở kiểm tra:

− Các quy định của pháp luật, Các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành mà DN đang áp dụng.

* Quy trình kiểm soát:

Có thể tiến hành theo 2 cách, đó là:

Kiểm tra từ chứng từ sau đó đối chiếu kiểm tra với hệ thống sổ, báo cáo tổng hợp. Hoặc có thể thực hiện ngược lại là kiểm tra từ hệ thống báo cáo tổng hợp sau đó quay lại kiểm tra các chứng từ, nghiệp vụ có liên quan.quan nhằm xác minh tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Các thành viên trong ban kiểm soát có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc bất thường đối với hoạt động kế toán, tổ chức hạch toán kế toán trong DN, bằng các hình thức như kiểm tra sổ sách, đối chiếu với các chứng từ liên nghiệp vụ kinh tế xẩy ra có được phản ánh kịp thời, hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán hay không.

2.3 Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể

2.3.1 Kế toán thanh toán công nợ (kế toán tiền mặt) - Chứng từ kế toán sử dụng:

+ Phiếu thu + Phiếu chi

+ Giấy đề nghị tạm ứng + Giấy thanh toán tạm ứng + Giấy báo nợ, báo có…

- Tài khoản sử dụng: 111. 112. 141….. - Sổ kế toán sử dụng:

+ Sổ chi tiết + Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung - Trình tự hạch toán: Chứng từ gốc( phiếu thu, phiếu chi...) Phần mềm kế toán

Sổ chi tiết, sổ cái đồng thời vào nhật ký chung

Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ có liên quan đến thu – chi - tồn quỹ tiền mặt như: Phiếu thu, phiếu chi.Theo nguyên tắc, Các chứng từ này phải có đầy đủ chữ ký của người thu, người nhận, người cho phép xuất quỹ (Giám đốc hay người được ủy quyền và kế toán).Bên cạnh đó, phiếu thu – phiếu chi phải có chứng từ gốc đi kèm như Hóa đơn GTGT, Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng. Sau khi đã thu - chi thủ quỹ đóng dấu “đã thu tiền” hoặc “đã chi tiền” vào chứng từ.Sau đó thủ quỹ chuyển liên 2 và chứng từ gốc cho kế toán tiền mặt.

Thủ quỹ sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt để ghi sổ và liên 1 phiếu thu – phiếu chi để lưu chứng từ.

Sau khi nhận phiếu thu, phiếu chi liên 2 và các chứng từ gốc đi kèm từ thủ quỹ. Kế toán tiền mặt kiểm tra và nhập số liệu vào phần mềm kế toán và lưu chứng từ vào file lưu trữ.

Nhà máy sử dụng mẫu phiếu chi theo QĐ 15( QĐ15/2006/QĐ- BTC) như sau:

CÔNG TY CP THỰC PHẨM NGHỆ AN- NHÀ MÁY CHẾ BIẾN DỨA XUẤT KHẨU

Quỳnh châu- Quỳnh Lưu – Nghệ An

PHIẾU CHI TIỀN MẶT

Ngày: 17/01/2009 Người nhận tiền: anh Vũ

Mẫu 02-TT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Liên số: 2 Số phiếu: 128 Tài khoản: 11112 12 624 000 Tài khoản đ/ư: 33111128 12 624 000

Đơn vị: Địa chỉ: Về khoản: Số tiền: Bằng chữ: Kèm theo: GIÁM ĐỐC

02CC004 – Cty cổ phần XNK Nghệ An- XN sản xuất bao bì 50 Nguyễn Trãi TP Vinh

TT tiền mua bao PE đựng SP 12 624 000 VND

Mười hai triệu, sáu trăm hai mươi bốn nghìn đồng chẵn 0 chứng từ gốc. Số chứng từ gốc: KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP PHIẾU

Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng

chữ): ... ...

THỦ QŨY Ngày tháng năm Người nhận tiền

2.3.2 Kế toán vật tư, tài sản cố định

Ở đây chủ yếu nói đến kế toán hàng tồn kho của nhà máy. Kế toán hàng tồn kho bao gồm 2 hoạt động nhập kho và xuất kho.

- Chứng từ kế toán sử dụng: + Phiếu nhập kho

+ Phiếu xuất kho + Phiếu chi

+ Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa.... - Tài khoản sử dụng: 152, 153, 155, 111.... - Sổ kế toán sử dụng:

+ Sổ chi tiết: Sổ chi tiết vâ ̣t liê ̣u, du ̣ng cu ̣, sản phẩm, hàng hóa( S10- DN), Bảng tổng hợp chi tiết vâ ̣t liê ̣u, du ̣ng cu ̣, sản phẩm, hàng hóa(S11-DN).

+ Sổ tổng hợp: Nhật ký chung - Trình tự ghi sổ: - Chứng từ gốc(phiếu nhập kho,xuất kho...) Phần mềm kế toán

Sổ chi tiết, sổ cái đồng thời vào nhật ký chung

- Nhập kho: Sau khi nguyên liệu được chuyển đến kho thủ kho tiến hành nhập kho nguyên liệu. Thủ kho gọi kế toán lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên. Liên 1 (liên gốc) kế toán căn cứ để nhập số liệu vào phần mềm kế toán sau khi đã kiểm tra hợp đồng, hóa đơn GTGT trong

- Xuất kho: Bộ phận sử dụng có nhu cầu sử dụng vật tư tiến hành lập phiếu yêu cầu đề nghị nhận vật tư. Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư chuyển kế toán lập phiếu xuất kho trình giám đốc ký duyệt. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên. Liên 1 (liên gốc) kế toán nhập dữ liệu vào file lưu trữ trong phần mềm kế toán. Liên 2 chuyển thủ kho làm phiếu xuất kho còn liên 3 giao cho bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư.

VD: Phiếu nhập kho của nhà máy chế biến Dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An

CÔNG TY CP THỰC PHẨM NGHỆ AN- NHÀ MÁY CHẾ BIẾN DỨA XUẤT KHẨU Quỳnh Châu – Quỳnh Lưu – Nghệ An

PHIẾU NHẬP KHO (NHẬP MUA)

Ngày 2 tháng 4 năm 2009 Số: 2 Người giao hàng: Công Ty Trường Hoàng

Đơn vị: 02CC0374 – Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Hoàng Địa chỉ: 43/10 Lê Văn Tám – TT Liên Nghĩa – Đức Trọng – Lâm Đồng Số hóa đơn: 000 Seri: 000 Ngày / / Nội dung: Nhập dịch chanh leo

Tài khoản có: 33111125 – phải trả cho người cung cấp chanh leo STT Mã kho Mã vật tư Tên vật tư TK đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 KNL 02.CL0002 Dịch lạc tiên 152123 kg 28932.00 16500 477,378,000

Tổng cộng tiền hàng Chi phí

Thuế giá trị gia tăng:

477,378,000 0 47,737,800 Tổng cộng tiền thanh toán 525,115,800

Bằng chữ: Năm trăm hai mươi lăm triệu, một ytawm mười lăm nghìn, tám trăm đồng chẵn

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng

2.3.3 Kế toán chi phí tính giá thành.

Để tổng hợp giá vốn đã xuất bán kế toán căn cứ vào số ghi trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn của thành phẩm để xác định giá vốn của số hàng đã xuất kho. Giá vốn của số hàng xuất kho tiêu thụ được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.Theo phương pháp này, thành phẩm nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước thì mới xuất số nhập sau theo giá thực tế của số hàng xuất. Nói cách khác, giá thực tế của thành phẩm sản xuất ra trên nguyên liệu mua trước sẽ được dùng làm giá tính giá thực tế của hàng xuất trước.

Kế toán sử dụng Phiếu xuất kho để hạch toán giá vốn hàng bán

Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán nhà máy sử dụng các tài khoản và sổ kế toán sau:

TK 155: Thành phẩm TK 632: Giá vốn hàng hóa

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng hóa, chứng từ ghi sổ, sổ cái TK632. Căn cứ vào phiếu Xuất kho, kế toán tiến hành vào sổ chi tiết giá vốn và Lập Bảng tổng hợp chi tiết giá vốn.

Sau đó, từ sổ chi tiết giá vốn lập bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ trong tháng.

- Kế toán bán hàng của nhà máy:

Nhà máy thực hiện bán hàng dưới hình thức xuất khẩu. Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh tức là khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Sau khi hợp đồng được ký kết nhà máy tiến hành sản xuất thực hiện hợp đồng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển lệnh giao hàng sang phòng kế toán và nhân viên kế toán tiến hành lập hóa đơn GTGT. Hóa đơn được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu tại gốc, liên 2 giao cho nhân viên bán hàng để nhân viên bán hàng giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ kho. Trước khi xuất hàng lên container thủ kho kiểm tra số cont số chì rồi xuất hàng. Thủ kho cũng chính là người niêm phong container lập biên bản giao hàng cho lái xe để vận chuyển hàng ra cảng.

PHẦN 3:

Một phần của tài liệu Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy chế biến Dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w