Bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

1. Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn đảng toàn dân, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người cùng chung tay tham gia, mà trước hết là những cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo. Để có thể thành công bản thân các cơ quan tổ chức này cần xây dựng cho mình một bộ máy vững mạnh có đủ năng lực và trình độ, nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó cần có một cái nhìn khách quan và toàn diện về hiện tượng nghèo đói để có được phương pháp tiếp cận, công cụ thực hiện một cách có hiệu quả nhất.

2. Muốn xóa đói giảm nghèo thành công, một vấn đề quan trọng là cần phải có sự thống nhất cao trong nhận thức về trách nhiệ của cấp ủy Đảng, Chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, của các tổ chức đoàn thể nhân dân, có hệ thống chính sách, cơ chế phù hợp, có kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở từng xã, thôn, bản và đến từng hộ.

3. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các cấp, các ngành, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể; hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…

4. Các giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược thường có liên quan tới nhiều cấp nhiều ngành, do đó cần có cơ chế vận hành chương trình hiệu quả để có thể phối hợp các cơ quan liên quan nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chiến lược đã đề ra. Cơ chế vận hành và sự phối kết hợp phải tạo ra được sự phù hợp về trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan.

5. Phải có quy hoạch sắp xếp lại dân cư, bố trí xen kẽ và hợp lý các hộ thuộc dân tộc Kinh có kinh nghiệm sản xuất giỏi với các hộ chưa biết cách làm ăn giúp nhau phát triển sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

6. Phải có tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân, quản lý chắc chắn các hộ nghèo ở từng xã, có biện pháp hỗ trợ phù hợp, phát huy dân chủ cơ sở tạo ra cơ hội cho người nghèo trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo.

7. Đa dạng hóa nguồn lực, trước hết là phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực cộng đồng, mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm và kỹ thuật, tài chính cho xóa đói giảm nghèo.

KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo từ lâu là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ưu tiên thực hiện, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số, chúng ta đã đạt được nhiều thành công, tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa. Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, phần nào đã cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đói nghèo, tháy được những thành công cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề lớn và phức tạp, nó là vấn đề thách thức không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới. Bởi vai trò tính chất phức tạp của công tác xóa đói giảm nghèo, vấn đề xóa đói giảm nghèo không thể giải quyết ngay mà nó cần phải được giải quyết từ từ, từng bước và cần có sự đóng góp nỗ lực của tất cả mọi người. Với khả năng có hạn của mình, em xin đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện hơn công tác xóa đói giảm nghèo của dân tộc miền núi. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Phan Thị Nhiệm đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI, CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...2

I. Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế xã hội...2

1. Các khái niệm cơ bản về chính sách kinh tế xã hội ...2

1.1. Khái niệm về chính sách...2

1.2. Khái niệm về chính sách kinh tế xã hội ...2

2. Những đặc trưng cơ bản của chính sách kinh tế xã hội ...2

3. Những công cụ của chính sách kinh tế xã hội ...3

II. Vấn đề nghèo đói...3

1. Các quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói...3

2. Các quan điểm đánh giá về mức nghèo đói hiện nay...5

2.1. Quan điểm của World Bank: ...5

2.2. Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO)...5

2.3. Quan điểm của tổng cục thống kê Việt Nam...6

2.4. Quan điểm cúa Bộ lao động thương binh xã hội...6

III. Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với các tỉnh miền núi cao biên giới...6

1. Khái niệm, mục tiêu, đối tượng của chính sách xóa đói giảm nghèo...6

2. Những chủ trương, chính sách cho đồng bào khu vực miền núi cao biên giới nước ta hiện nay...7

Chương II. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI KHU VỰC MIỀN NÚI CAO MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ VIỆC THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...9

I. Thực trạng và nguyên nhân về tình trạng nghèo đói ở khu vực miền núi cao biên giới...9

1. Thực trạng nghèo đói khu vực miền núi cao biên giới...9

2. Nguyên nhân cơ bản về tình trạng nghèo đói khu vực miền núi cao biên giới nước ta...11

2.1. Sự phân cách trầm trọng kéo dài...11

2.2. Những rủi ro tai họa đột xuất...12

2.3. Nguồn lực và năng lực...13 II. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo khu vực

1. Chương trình định canh, định cư...13

2. Tư vấn, dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật:...14

3. Chương trình giải quyết việc làm...15

4. Chương trình tín dụng...15

5. Chương trình giáo dục...17

6. Chương trình y tế...17

7. Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn...18

Chương III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO KHU VỰC KHU VỰC MIỀN NÚI CAO BIÊN GIỚI...19

I. Một số vấn đề lưu ý và giải pháp khắc phục trong công tác xóa đói giảm nghèo khu vực miền núi cao biên giới...19

1. Vấn đề phát triển kinh tế bảo vệ môi trường...19

1.1. Khuyến nông, khuyến lâm...19

1.2. Tín dụng...20

1.3. Giao thông vận tải...20

1.4. Giao đất giao rừng...21

1.5 Chuyển giao khoa học kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản xuất...21

2. Các vấn đề xã hội...22

2.1. Y tế...22

2.2 Giáo dục...23

2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số...24

3. Trợ giúp đối tượng chính sách xã hội...24

3.1. Người có công với đất nước và gia đình họ...24

3.2. Người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi...24

4. Cứu tế, viện trợ khẩn cấp...25

5. Chống tệ nạn xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa...25

II. Bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo...26

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

w