1. Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ở tỉnh Khánh Hòa Thành phần loài cây ngập mặn
1.2. Diện tích, phân bố và cấu trúc rừng ngập mặn Khánh Hòa
Kết quả khảo sát thực địa kết hợp với phân tích ảnh viễn thám cho thấy diện tích rừng ngập mặn trên toàn tỉnh Khánh Hòa vào khoảng 104,08 ha (bảng 2, hình 7- 11). Kết quả khảo sát cũng cho thấy rừng ngập mặn đúng nghĩa hầu như không còn, chỉ còn lại những dải cây ngập mặn nhỏ hẹp phân bố rãi rác trong vùng ao, đìa nuôi thủy sản ở ven bờ các đầm, vịnh và vùng cửa các con sông nhỏ.
Bảng 2: Diện tích rừng ngập mặn ở tỉnh Khánh Hòa.
TT Khu vực khảo sát Diện tích (ha)
1 Ven bờ vịnh Vân Phong 17,70
2 Ven bờ đầm Nha Phu 37,33
3 Vùng cửa sông Vĩnh Trường (Nha Trang) 15,64 4 Ven bờ đầm Thủy Triều 14,30
5 Ven bờ vịnh Cam Ranh 19,11
6 Tổng diện tích 104,08
Vùng ven đầm Nha Phu có diện tích các dải cây ngập mặn lớn nhất với khoảng 37,33 ha, tiếp đến là vịnh Cam Ranh với tổng diện tích các dải cây ngập mặn khoảng 19,11 ha. Khu vực vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Trang và đầm Thủy Triều diện tích các dải cây ngập mặn còn lại rất ít: 17,70; 15,64 và 14,30 ha theo thứ tự.
Các dải cây ngập mặn tái sinh tự nhiên tập trung mỗi nơi vài hecta như ở Tuần Lễ (Vạn Thọ- Vạn Ninh), Thôn Tân Đảo (Ninh Ích- Ninh Hòa), vùng Mỹ Ca (bán đảo Cam Ranh) hoặc rãi rác khắp nơi trong vùng nuôi thủy sản. Những loài cây tái sinh tự nhiên thường là Bần (Sonneratia alba), Mắm (Avicennia spp.), Giá (Excoecaria agallocha)... và nhiều cây bụi ít có giá trị khác. Hầu hết diện tích các dải cây ngập mặn ở Khánh Hòa là cây Đước, Đưng được trồng lại với nhiều độ tuổi khác nhau bao bọc các bờ đìa nhằm tránh tác động của sóng gió. Vùng trồng cây ngập mặn nhiều nhất là ở thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích- Ninh Hòa), Hà Liên, Tân Tế (Ninh Hòa).
Những loài cây ngập mặn như Đước, Đưng, Mắm, Bần trắng, Vẹt Dù... thường phân bố ở vùng triều trung bình, nơi có nước thủy triều lên xuống trong ngày. Các loài Giá, Tra nhớt, Tra lâm vồ, lức... thường phân bố ở vùng triều cao, ít ngập nước trong
năm. Những dãi Đước, Đưng thường được trồng với mật độ khá cao, khoảng 80- 100 cây/10m2 nên sau 3- 4 năm cần được tỉa thưa để cây phát triển tốt hơn.
Như vậy, so với diện tích khoảng 3.000 ha rừng ngập mặn trước năm 1975 thì nay diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn 3,40% so với diện tích ban đầu. Nói cách khác, có đến 96,6% diện tích rừng ngập mặn ở tỉnh Khánh Hòa đã bị mất đi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy các quần xã cây ngập mặn điển hình, thường gặp ở Khánh Hòa là:
- Quần xã Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora mucronata): Hiện diện rất phổ biến ở vùng nuôi thủy sản ven bờ các đầm, vịnh. Chủ yếu là các dải rừng trồng bảo vệ bờ đìa.
- Quần xã Quần xã Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora mucronata), Mắm trắng (Avicennia alba): Khá phổ biến. Gồm các dải cây ngập mặn tự nhiên mọc thành các đai hẹp sát mép nước, thường gặp ở ven bờ bán đảo Cam Ranh, Ninh Ích (Ninh Hòa), Tuần Lễ (Vạn Ninh).
- Quần xã Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora mucronata), Bần trắng (Sonneratia alba): Gặp ở Tuần Lễ, ở đây các cây Bần lớn hàng trăm năm tuổi chiếm ưu thế tạo cảnh quan đẹp hiếm gặp ở vùng ven biển miền NamTrung bộ. Rất tiếc khu rừng này đang bị suy thoái, cây ngập mặn chết nhiều do dân đổ đất làm nhà, đắp đìa nuôi tôm bao quanh khu rừng không cho nước lưu thông làm cho cây thiếu Oxy chết dần.
- Quần xã Đước (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina) phân bố phổ biến ở vùng ven bờ các đầm, vịnh Khánh Hòa, điển hình như ở Tân Đảo (Ninh Ích), Cam Hải Đông (đầm Thủy Triều, vịnh Cam Ranh).
- Quần xã Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Giá (Excoecaria agallocha) thường phân bố rãi rác trên nền đất cao ven đầm, vịnh như đầm Thủy Triều, Vịnh Cam Ranh.
Một vài khu vực cây ngập mặn tập trung có diện tích tương đối lớn (trên dưới 10 hecta) đáng chú ý là: