Tập đoàn Điện lực quốc gia Pháp EDF (Électricité de France)

Một phần của tài liệu kinh nghiệm của pháp trong lĩnh vực hạt nhân (Trang 25)

Tập đoàn điện lực quốc gia Pháp EDF, một trong các tập đoàn hàng đầu trên thị trường năng lượng châu Âu, cung cấp giải pháp tổng thể trong lĩnh vực điện năng: sản xuất, truyền tải, phân phối, bán và kinh doanh năng lượng. Tập đoàn EDF là nhà sản xuất điện số 1 châu Âu. Tại Pháp, nguồn sản xuất điện chính là năng lượng hạt nhân và thủy điện, chiếm 95% tổng sản lượng điện sản xuất không phát thải CO2. Các chi nhánh truyền tải và phân phối của EDF khai thác 1.285.000 km đường dây trung và hạ thế, chạy ngầm hoặc chạy trên không và khoảng 100 000 km đường dây cao thế và siêu cao thế.

EDF cung cấp điện và dịch vụ cho khoảng 38 triệu khách hàng trên thế giới, trong đó có 28 khách hàng tại Pháp. Năm 2011, tập đoàn đạt doanh số tới 65 t euro, trong đó 43 % thu được ngoài lãnh thổ quốc gia. Hiện nay EDF được niêm yết trên thị trường chứng khóa Paris và là thành viên của nhóm các doanh nghiệp lớn CAC40.

Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, EDF đã phát triển được năng lực và khả năng cạnh tranh chưa từng có trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân: 58 lò phản ứng với tổng công suất thiết kế 63 GW cung cấp hơn 85% lượng điện sản xuất tại Pháp.

Trên cơ sở mô hình thiết kế-xây dựng tổng thể, EDF hiện nay đứng đầu về thế hệ lò (European Pressurized water Reactor) công suất 1,650 MW. Hiện một tổ máy đang được thi công tại nhà máy điện hạt nhân Flamanville, vùng Normandie (Pháp), với hai lò phản ứng 2 x 1 300 MW đã được lắp

đặt. Tổ máy số hai đang trong giai đoạn dự án tại vùng Penly (Pháp). Lò EPR tích hợp các công nghệ mới nhất về an toàn hạt nhân, bảo vệ môi trường, và hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật.

EDF mong muốn có cơ hội đầu tư và tham gia với tư cách nhà công nghiệp vào các dự án xây dựng và khai thác các nhà máy điện hạt nhân mới ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, EDF đang có các dự án EPR ở 2 nước :

- tại Trung Quốc, hiện hai lò EPR đang được xây dựng qua công ty liên doanh với công ty China Guangdong Nuclear Power Company,

- tại Anh, 4 lò EPR dự kiến sẽ được xây dựng.

Tại châu Á, EDF có mặt tại Trung Quốc (đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện chạy bằng than), Lào (đầu tư, xây dựng và khai thác nhà máy thủy điện Nam Theun 2 công suất 1 070 MW) và Việt Nam từ những năm 90, quan hệ hợp tác giữa EDF và các công ty của Việt Nam liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của ngành điện. Đặc biệt, EDF là nhà đầu tư chính của công ty EDF Mekong Energy Company (MECO), hiện sở hữu và khai thác theo hình thức BOT (Build-Operate-Transfer) nhà máy điện Phú Mỹ 2-2 công suất 715 MW, cung cấp 5% nhu cầu điện của cả nước. Nhà máy do EDF xây dựng và được đưa vào vận hành từ tháng 2.2005.

Viện năng lượng hạt nhân quốc tế

Một phần của tài liệu kinh nghiệm của pháp trong lĩnh vực hạt nhân (Trang 25)