Kể từ khi ra đời, giấu tin đã và đang làm tốt vai trò của nó trong nhiều lĩnh vực nhƣ bảo vệ thông tin an toàn trong quá trình trao đổi, bảo vệ bản quyền trong quá trình phân phối… Tuy nhiên giấu tin cũng nảy sinh nhiều vấn đề khác liên quan.
Rõ ràng việc sử dụng các kỹ thuật để giấu tin không phải là bất hợp pháp song cũng có những trƣờng hợp lợi dụng kỹ thuật giấu tin để thực hiện những hành vi bất hợp pháp nhƣ tuyên truyền những sản phẩm văn hóa không lành mạnh, truyền những thông tin về kế hoạch tấn công khủng bố, lúc đó hậu quả của nó thật nghiêm trọng.
Có ý kiến cho rằng mạng lƣới khủng bố Al-Qaida đã sử dụng hình thức liên lạc này để giao tiếp trong kế hoạch tấn công nƣớc Mỹ ngày 11 tháng chín năm 2001. Chúng đã nhúng các thông điệp vào hình ảnh rồi đặt trên các bản tin hoặc trên các trang web công khai. Các tên khủng bố chỉ việc lấy hình ảnh về và trích các thông điệp ẩn bên trong. Và nhƣ vậy chúng đã có một kênh thông tin liên lạc ―an toàn, hiệu quả‖ mà không gây bất kỳ sự nghi ngờ nào [24].
Từ sử dụng sai chức năng của giấu tin ở trên cũng đặt ra vấn đề làm thế nào để phát hiện đƣợc phƣơng tiện chứa tin có tiềm ẩn bên trong các tin giấu hay không, và thông tin chứa trong đó là gì nhằm có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các thảm kịch xảy ra. Mặt khác việc nghiên cứu khả năng phát hiện thông tin ẩn cũng sẽ làm tăng mức độ an toàn cho kỹ thuật giấu tin, đăc biệt là kỹ thuật giấu tin mật.
Trong chƣơng này luận văn đề cập đến bài toán ―nghiên cứu khả năng phát hiện ảnh giấu tin‖. Mục tiêu của bài toán là phát hiện ―có tồn tại tin giấu trong ảnh hay không?‖.
Trên thế giới đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết cho bài toán phát hiện tin giấu. Trong luận văn này tôi sẽ trình bày một số kỹ thuật phát hiện sự tồn tại của tin giấu theo hƣớng tiếp cận sử dụng lý thuyết xác suất thống kê.