Xu hướng, mục tiêu phát triển của ngành thép

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép và tác động của thuế nhập khẩu với sự phát triển của ngành thép Việt Nam (Trang 29 - 36)

Mục tiêu phát triển của ngành thép vẫn là đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và tăng cường xuất khẩu khi có năng lực. Việt Nam đang phấn đấu nâng cao tỉ lệ phôi sản xuất trong nước lên 70% qua việc đầu tư và thực hiện mở rộng các dự án sản xuất phôi thép hiện có; tăng cường hiệu quả công tác tài nguyên quặng sắt, hạn chế xuất khẩu quặng thô. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay, bảo vệ sản xuất trong nước là việc làm cấp bách.

Ngành sản xuất thép phải tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định bền vững trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước phát triển thành một trong những ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế nước nhà. Cần kết hợp chặt chẽ phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực (vốn, công nghệ...) chú ý tới xu hướng hội nhập, không bỏ qua các cơ hội có được nhờ xu thế hợp tác và phân công lao động quốc tế để đảy nhanh tốc độ phát triển ngành. Phát triển cân đối giữa luyện thép và cán kéô gia công, giảm dần tỷ lệ nhập phôi, tiến tới đáp ứng cơ bản nguồn phôi cho sản xuất thép cán kéo. Kết hợp giữa đa dạng hóa chủng loại, quy cách sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường, phát triển có chọn lựa một số nhóm sản phẩm chủ yếu. Cần đàu tư phát triển để Tổng công ty thép Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế đủ mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong trong sản xuất thép trong nước đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản xuất thép. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa gữa mục tiêu phát triển sản xuất thép với việc khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên trong nước (trước hết là nguồn quặng sắt).

+ Kết hợp đầu tư chiều sâu hiện đại hóa đổi mới công nghệ, nâng cao công suất và năng lực cạnh tranh của các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại, qui mô thích hợp, đạt trình độ công nghệ quốc tế.

+ Tùy theo quy mô và điều kiện, kết thợp sử dụng các loại công nghệ sản xuất khác nhau: Sản xuất bằng lò điện, các công nghệ luyện kim phi kok trên cơ sở sử dụng nguyên liệu trong nước, công nghệ lò cao, lò chuyển khép kín.

+ Tăng dần tỷ trọng thép chất lượng cao trong các nhà máy hiện có nhằm tăng giá trị sản xuất nhờ tăng chất lượng, từng bước hình thành ngành sản xuất thép hợp kim chất lượng cao ở Việt Nam khi nhu cầu đủ lớn.

Về vốn phải kết hợp huy động từ nhiều nguồn trong đó những năm đầu, vốn vay từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước là chủ yếu, đồng thời cố gắng tranh thủ các nguồn vốn vay nước ngoài có sự bảo lãnh của Nhà nước.

Chú trọng công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành. Các doanh nghiệp ngành thép có thể ký kết các hợp đồng đào tạo nguồn nhân lực để đào tạo có địa chỉ- Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân đủ sức đáp ứng nhu cầu của ngành thép. Coi trọng hình thức đưa công nhân đi đào tạo ở nước ngoài hoặc mời chuyên gia đào tạo, kèm cặp bổ túc tại nhà máy.

Các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng nguyên liệu nội địa thay thế nguyên liệu nhập khẩu như phôi thép, thép phế, gang... để giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, đồng thời giảm bớt chi phí, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất phôi trong nước bởi sản lượng phôi hiện tại mới chỉ bằng 50% công suất do đó việc tăng nhập khẩu thép phế liệu sẽ đẩy mạnh sản xuất phôi trong nước, qua đó giúp ngành thép dần tự chủ được nguyên liệu chính cho sản xuất, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước.

Đặc biệt, Bộ Công thương cũng cần hạn chế tối đa việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được đủ cung ứng cho nhu cầu như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội, ống thép hàn...Mặt khác, Nhà nước cho phép sử dụng nhiều loại ngoại tệ thay thế đồng USD trong thanh toán nhập khẩu, khi đồng USD có biến động mạnh, doanh nghiệp sẽ linh hoạt và chủ động hơn trong việc thanh toán cho nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất.

Để giúp tiết kiệm lượng ngoại tệ quy đổi và tránh tình trạng thâm hụt thương mại trầm trọng, Việt Nam cần phải sản xuất thép từ nguồn nguyên liệu thô sẵn có.Thâm hụt thương mại của Việt Nam được dự báo là khoảng 12 tỷ USD trong năm 2009. Nếu trong thời gian tới lượng thép sản xuất từ nguyên liệu thô nội địa được tăng lên thì điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách và bảo vệ đồng VND khỏi sức ép trượt giá.

Việc ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước sẽ giúp Việt Nam cắt giảm chi phí phải trả cho những khoản tăng thêm từ sự chênh lệch giữa các thành phẩm nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thô xuất khẩu. Một nhà máy sản xuất thép trong nước với công suất lớn có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu thép nội địa và dành 10%-15% công suất để xuất khẩu, qua đó, giúp thu hẹp khoảng cách giữa giá sản phẩm nhập khẩu và giá sản phẩm trong nước.

Bên cạnh đó, nên triển khai các biện pháp hỗ trợ như: xúc tiến thương mại tại các thị trường mới như châu Phi, Trung Đông; phát triển đội tàu biển của Việt Nam để chủ động trong việc bán hàng theo giá CFR (giá thành, cộng cước phí vận chuyển) cũng như mua hàng theo giá FOB (giao hàng lên tàu).

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu tạo thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu thép phế về cho sản xuất thép trong nước. Coi phế liệu là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thép của Việt Nam để có những quy định phù hợp vừa bảo vệ môi trường nhưng cũng không cản trở sản xuất thép.

Nhà nước ưu tiên nguồn tín dụng ngoại tệ cho nhập khẩu các nguyên liệu cho sản xuất thượng nguồn (phôi thép) mà trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu như: thép phế, gang luyện thép, than mỡ, coke... để bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất thép, phục vụ nhu cầu thép trong nước, cũng như nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng cho xuất khẩu. Đồng thời, hạn chế cấp tín dụng, ngoại tệ cho các đơn vị nhập khẩu các dòng sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu như thép xây dựng, thép cán nguội, thép ống, thép mạ.

Áp thuế linh hoạt trong khuôn khổ cam kết với WTO vì trong cam kết WTO, mặt hàng thép được coi là mặt hàng nhạy cảm, cần có thời gian để hội nhập. Chính vì vậy, mức thuế xuất phát điểm để cắt giảm của Việt Nam cũng tương đối cao, để các doanh nghiệp có thời gian nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Như vậy, mức thuế mà Việt Nam đang áp dụng thấp hơn mức thuế cam kết trong WTO.

Để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm thép, đề nghị áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động đồng thời kiểm soát C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) phù hợp với hàm lượng để xác định xuất xứ; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát khi làm thủ tục thông quan đối với sản phẩm thép xây dựng nhập khẩu; giám sát chặt chẽ việc cấp phép mới các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời xây dựng các tiêu chí kỹ thuật về vệ sinh môi trường như: các tiêu chí về tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, quy mô đầu tư công nghệ thiết bị cho dự án mới...

Tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành thép phải củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối với các ngành kinh tế khác để mở rộng thị trường và cạnh tranh được ở thị trường trong nước và trên thế giới.

Quy hoạch xác định các dự án đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 2007-2015 gồm: Liên hợp thép Hà Tĩnh; Liên hợp thép Dung Quất; Dự án nhà máy thép cuộn

cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao; Dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Liên hợp thép Lào Cai...

Trong giai đoạn 2016-2025, sẽ tiến hành đầu tư Dự án sản xuất thép lò điện từ sản phẩm hoàn nguyên trực tiếp; nghiên cứu đầu tư một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến; nghiên cứu đầu tư nhà máy thép đặc biệt quy mô công suất khoảng 0,3-0,5 triệu tấn/năm.

Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển của ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn 2007-2025 ước vào khoảng 10-12 tỷ USD. Trong đó, một trong những giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thép để đa dạng sở hữu nguồn vốn và huy động vốn từ các cổ đông; khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần trong ngành Thép thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.

Bên cạnh đó, để phát triển thị trường thép, Quy hoạch xác định cần bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, môi trường hợp pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vào thị trường Việt Nam; hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường năng lực thực hiện pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thị trường, chống bán phá giá.

Theo quyết định số 145/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ký duyệt “Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025”, quan điểm phát triển ngành Thép Việt Nam là một ngành công nghiệp quan trọng, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu mất cân đối cung cầu giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, thép dài và thép dẹt. Theo định hướng phát triển ngành th. ngành Thép Việt Nam dự kiến đến năm 2010 đạt khoảng 10 – 11 triệu tấn, năm 2015 đạt khoảng 15 – 16 triệu tấn, năm 2020 khoảng 20 – 21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24 – 25 triệu tấn. Trong vòng 1 năm qua, đã có 5 dự án lien hiệp luyện kim thép được cấp phép đầu tư, tương lai

còn nhiều dự án FDI đổ vào ngành này. Trong số 5 dự án kể trên, có 2 dự án đ. khởi công xây dựng là nhà máy Thép Formosa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm và Tycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ng.i), vốn đầu tư trên 3 tỷ USD với công suất 3 triệu tấn/năm ở giai đoạn 1. Các dự án khác đang chuẩn bị triển khai như Dự án của Tổng công ty Xi măng Việt Nam và tập đoàn sản xuất thép hàng đầu của thế giới là Tata của Ấn Độ với mức đầu tư 5 tỷ USD, dự án Liên hợp thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) với công suất 5 triệu tấn/năm… Nếu như chỉ điểm qua các dự án trên thì có thể thấy rằng các doanh nghiệp này sẽ cho ra đời thép thành phẩm vượt xa cả quy hoạch phát triển ngành mà chính phủ đề ra. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần đang tham gia hoạt động sản xuất thép và c.n nhiều các doanh nghiệp đang xem xét và xin phép đầu tư vào ngành Thép. Khả năng dư thừa ngành Thép là khá cao. Hơn nữa, nếu tính đến phương án xuất khẩu sản phẩm Thép, sản phẩm Thép Việt Nam ít có lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của các nước đã có nền sản xuất thép lâu đời, công nghệ hiện đại. Vì vậy, khi đầu tư vào ngành Thép, các doanh nghiệp cần tính toán dự đoán kỹ càng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép để có bứơc đi thích hợp trong thời gian tới.

C - KẾT LUẬN

Như vậy có thể thấy thực trạng ngành thép Việt Nam còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, còn cần sự quan tâm hơn nữa từ cơ quan nhà nước. Tới đây khi nước ta hội nhập ngày một sâu rộng nếu không có những thay đổi kịp thời, ngành thép trong nước sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với thép ngoại vốn có những ưu điểm nổi trội; nhất là khi hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết với các tổ chức và quốc gia trên thế giới thì chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá gay gắt hơn.

Nhưng cũng cần phải xét đến những thành tựu nổi bật cùng những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà nói chung và đời sống người dân nói riêng. Nhà nước ta vẫn luôn giành sự quan tâm rất lớn cho sự phát triển của ngành và xác định đây sẽ là ngành kinh tế chủ lực. Những chính sách của nhà nước đặc biệt về thuế quan nhập khẩu nhìn chung khá phù hợp, hỗ trợ rất nhiều để ngành thép có được bộ mặt như ngày hôm nay.

Không thể trong phút chốc để đưa ngành thép Việt Nam đi lên vững mạnh như mục tiêu đề ra được. Chúng ta còn cần thời gian và cần những bước đi phù hợp, vẫn luôn chủ động tham gia hội nhập cùng thế giới nhưng cần sự quan tâm đúng đắn của nhà nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép và tác động của thuế nhập khẩu với sự phát triển của ngành thép Việt Nam (Trang 29 - 36)