Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng định hướng đến năm 2020 (Trang 115)

- Nghiên cứu ban hành chính sách thưởng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích vận động các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; nghiên cứu hình thành Quĩ xúc tiến đầu tư.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 với nhịp độ nhanh và bền vững; gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với Lâm Đồng phải huy động được nguồn vốn đầu tư lớn và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng hàng năm đạt 14,5-15%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các địa bàn. Với hệ thống các chính sách, giải pháp đề ra cho công tác huy động vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh được tổ chức thực hiện tốt sẽ khai thác các lợi

thế, tiềm năng của tỉnh tạo ra sự phát triển, chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động còn thấp so với nhu cầu đầu tư phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tính quyết định cho sự phát triển toàn diện của tỉnh. Phát triển ngành du lịch - dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực; đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; phát triển các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu; phấn đấu tạo ra bước chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị, đồng thời coi trọng đầu tư hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh xã hội hoá một số lĩnh vực xã hội để huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ, kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc nảy sinh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa ba mặt của sự phát triển, gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. Giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, trong hệ thống chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ; đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỉ cương của đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy mọi nguồn lực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của tổ chức đảng; đảm bảo quốc phòng, an ninh; đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phải được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cần phải có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách tích cực, hiệu quả. Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tê-xã hội. Đồng thời đã phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010, dự báo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, từ đó Luận văn đã đề xuất các giải pháp thích hợp, sát với tình hình thực tế địa phương với mong muốn: Nếu được các Sở, ban, ngành của tỉnh quan tâm xem xét và tổ chức thực hiện đồng bộ sẽ tác động và tạo bước chuyển tích cực công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tránh nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực, nhằm đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững, sớm rút ngắn chênh lệch và tiến tới vượt trình độ phát triển chung của cả nước./-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012) Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/02/2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3. Chính phủ - Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng BOT, BTO, BT.

4. Cục Thống kê Lâm Đồng - Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

5. Ngân Hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng - Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 -2010 của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng.

6. Phan Thúc Huân (2007) Kinh tế Phát triển. Nxb thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Robert C. Guell (2009) (dịch giả Nguyễn Văn Dung) - Kinh tế Phát triển - Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

8. Thủ tướng Chính phủ - Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam 9. Thủ tướng Chính phủ - Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

10. Tỉnh ủy Lâm Đồng - Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03/10/2006 về đổi mới môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

lần thứ IX.

12. Ngô Thắng Lợi ( 2006) Giáo trình Kế hoạch hóa Phát triển kinh tế - xã hội - Nxb thống kê Hà Nội.

13. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình Thành (2002) Sử dụng các công cụ tài chính để thu hút vốn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

14. UBND tỉnh Lâm Đồng - Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/3/2008 về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

15. UBND tỉnh Lâm Đồng- Báo cáo thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 -2010, Kế hoạch thu - chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015.

16. UBND tỉnh Lâm Đồng - Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

17. UBND tỉnh Lâm Đồng - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 -2010 và giai đoạn 2011-2015.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng định hướng đến năm 2020 (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)