0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

tiến hành xây dựng KCN và các cụm công nghiệp trong địa phương nhằm thu hút FD

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 -31 )

nhằm thu hút FDI

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh Đồng Nai đã tập trung quy hoạch bổ sung và tăng cường đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư và dịch vụ, chọn lọc các dự án đầu tư trên cơ sở xây dựng danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư và tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép một số khu công nghiệp của tỉnh được hưởng quy chế như các khu công nghiệp miền núi và một số khu công nghiệp ưu tiên khác. Tỉnh cũng đề nghị Chính phủ dành ngân sách hợp lý để hình thành Quỹ xúc tiến đầu tư và cho phép tỉnh thí điểm hình thành Quỹ đào tạo có sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp từ các doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Đồng Nai đang là tỉnh dẫn đầu về diện tích đất cho nhà đầu tư nước ngoài thuê, số lượng khu công nghiệp, và 2 năm qua còn dẫn đầu về tốc độ thu hút vốn FDI trong

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các chỉ số cho thuê diện tích đất, suất đầu tư theo diện tích, theo dự án của tỉnh đều cao hơn chỉ số chung của cả nước.

Sau 12 năm xây dựng các khu công nghiệp, Đồng Nai đã có 16 khu công nghiệp tập trung được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích hơn 4.800ha, trong đó 4 khu đang làm thủ tục mở rộng thêm gần 850ha. Ngoài ra, tỉnh còn có 9 khu công nghiệp đang làm quy hoạch chi tiết và lập dự án thành lập với tổng diện tích hơn 2.050ha.

Các khu công nghiệp đã thu hút 661 dự án đầu tư nước ngoài của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 7,4 tỷ USD, trong đó đã có 448 dự án đi vào sản xuất kinh doanh với vốn đầu tư hơn 5,3 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 200.000 lao động. Có nhiều dự án quy mô lớn, có trình độ công nghệ sản xuất cao đầu tư vào các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Cơ cấu đầu tư phân theo ngành, cao nhất là ngành dệt, da, may mặc (38,5%), chế biến nông-lâm sản (18%), cơ khí lắp ráp (17%).

Nhờ những chính sách thu hút vốn đầu tư của mình mà hiện tại tổng số khu công nghiệp của Đồng Nai chiếm 15% của cả nước, vốn đấu tư chiếm gần 40% và số lao động chiếm 34%, tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp là hơn 57%. Năm 2009, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã đạt giá trị sản xuất công nghiệp hơn 120 tỷ đồng, chiếm hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,7 tỷ USD, chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

4.2. Đường lối “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc

Sau khi tái lập,Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh thuần nông, cơ cấu GDP năm 1997 như sau: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (43,35%) - Công nghiệp, xây dựng (39,0%) - Dịch vụ (20,71%). Chỉ sau 8 năm, năm 2005, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp, xây dựng (52,2%) - nông nghiệp (21,2%) - Dịch vụ (26,6%). Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp làm ngành kinh tế đòn bảy trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp là quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình phát triển của ngành này.

Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế "một dấu, một cửa", Vĩnh Phúc đã tiên phong làm được điều này, các nhà đầu tư khi

đến với Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của Trung ương khi làm thủ tục xin cấp phép đầu tư.

"Cơ chế một cửa" trong đường lối thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu như sau:

- "Một cửa" là thực hiện theo một đầu mối, một cơ quan giải quyết

mọi vấn đề liên quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án đến cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.

- "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc của các ngành liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh. - Nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc chỉ phải đến

một cơ quan mà không phải đến nhiều cơ quan để liên hệ công tác từ khâu khảo sát ban đầu cho đến khi nhận được giấy phép đầu tư.

Cụ thể: Thời hạn cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thời gian tối đa kể từ ngày Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Thu hút đầu tư hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau:

- 03 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư; - 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư;

- 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, Vĩnh Phúc đã thực hiện rất nhiều các chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh như các ưu đãi về giá thuê đất thậm chí miễn tiền thuê đất, hỗ trợ đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng, hỗ trợ lãi suất vay, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng… Vĩnh Phúc còn coi "mọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả ". Và chính từ sự trọng thị đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều. Họ đến Vĩnh Phúc không chỉ đem theo vốn liếng, kinh nghiệm, mà điều quan trọng là họ đã đem đến một tư duy mới về quy hoạch tổng thể.

- Thứ nhất cần phải cải tạo hệ thống chính sách, luật pháp tạo một hành lang thông thoáng cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào tỉnh nhà, đảm bảo thực hiện đúng cơ chế một cửa theo quy định của Nhà nước.

- Thứ hai, cần phải tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư đến với Phú Thọ đó là phải cải thiện hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thứ ba, cần phải có các chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư để hấp dẫn các nhà đầu tư đến với Phú Thọ, quảng bá hình ảnh về môi trường đầu tư Phú Thọ để các nhà đầu tư thấy được những tiềm năng khai thác và bỏ vốn thực hiện đầu tư.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 -31 )

×