Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam (Trang 86)

Hạn chế:

- Về khả năng thanh toán: Qua phân tích ở trên ta có thể nhận thấy khả năng thanh toán của công ty là thấp. Đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền, giá trị của hệ số này gần như bằng 0. Lượng tiền mặt của công ty gần như không có trong khi đó hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty quá lớn điều này không những gây ra ứ đọng vốn kinh doanh mà còn làm tăng chi phí sử dụng vốn.

- Tỷ suất nợ quá cao, tỷ suất tự tài trợ thấp cho thấy công ty sử dụng cơ cấu nợ quá thâm dụng, rủi ro tài chính của công ty hiện tại rất lớn. Hiện nay công ty không còn khả năng tự chủ về mặt tài chính phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nợ và đang đứng trước nguy cơ phá sản.

- Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ vận động của tiền đang bị kéo dài quá lớn chứng tỏ công ty quản lý hàng tồn kho và nợ chưa được tốt điều này ảnh hưởng lớn tới sự luân chuyển các nguồn lực của công ty, tăng chi phí và rủi ro cho công ty.

- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư sản xuất, mợ rộng kinh doanh. Tuy nhiên trong 2 năm, qua lợi nhuận của công ty liên tiếp bị âm, công việc kinh doanh của công ty ngày càng bi đát. Thua lỗ kéo dài, công ty quá tập trung vào duy trì khả năng trả nợ và lãi vay dẫn đến mất cân đối tài chính kéo dài, gây bất ổn lớn trong nội bộ. Trong những tháng cuối năm 2011, công ty đã mất rất nhiều uy tín với các chủ nợ, khách hàng và đối tác.

- Công ty nợ lương cán bộ công nhân viên trong thời gian dài gây mất uy tín với nhân viên nên một số cán bộ giỏi đã lần lượt đi khỏi công ty. Trong vòng 2 năm công ty đã phải thay thế tới 3 kế toán trưởng, việc này gây một tác động không nhỏ tới hoạt động của công ty và tình hình hoạt động tài chính kế toán của công ty.

Nguyên nhân:

- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong những năm gần đây đã dẫn tới đợt suy thoái kinh tế có quy mô lớn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hệ qủa của nó là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty bị suy giảm. Đồng thời giá cả các yếu tố đầu vào như thiết bị, bản quyền, thuê cột điện, tiền điện…tăng mạnh khiến công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý chi phí (chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay….) ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

- Năm 2010 và năm 2011, tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu do sự tăng đột biến về giá của các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó lãi suất các khoản vay tăng mạnh làm chi phí lãi vay của công ty cao hơn rất nhiều so với kế hoạch. Trong thời gian này công ty phải chịu mức lãi vay bình quân từ 18 - 23% đối với các ngân hàng và có những lúc lãi suất lên đến 50% đối với các khoản vay cá nhân.

- Mặc dù công ty bước đầu đã nhận thức được vai trò của phân tích tài chính nhưng Ban lãnh đạo công ty chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của phân tích tài chính. Phân tích tài chính chỉ được coi là hoạt động kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán năm. Ngoài ra việc sử dụng kết quả cũng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý tài chính chứ chưa trở thành một phần cơ sở giúp Ban giám đốc ra quyết định, hay định hướng hoạt động cho các phòng ban chức năng hoặc vận dụng cho các lĩnh vực khác như lập kế hoạch kinh doanh đầu tư, quản lý và đánh giá dự án….

- Hiện nay, nhiệm vụ phân tích tài chính của công ty chỉ do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Số lượng cán bộ phân tích thiếu, trình độ cán bộ phân tích yếu do kế toán tổng hợp chỉ được đào tạo về nghiệp vụ kế toán, kiến thức và kinh nghiệp tài chính rất hạn chế. Số liệu dùng để phân tích chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính, mà báo cáo tài chính chỉ diễn tả tình hình tài chính vào thời điểm cuối kỳ báo cáo nên thường phản ánh không thực sự cụ thể về tình hình tài chính của công ty.

- Phân tích tài chính hoàn toàn trong phạm vi nội bộ và mang tính chủ quan chưa có sự liên hệ, so sánh với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, không xác định được tình hình thực tế tại công ty. Ngoài ra, công ty cũng chưa đánh giá được được ảnh hưởng của các nhân tố khách quan để sự thay đổi chi tiêu tài chính và độ lớn của các tỷ số tài chính của công ty như tình trạng lạm phát hay thiểu phát của nền kinh tế, diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và khu vực, chỉ số giá tiêu dùng…

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ

TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)