C ông cụ sinh mã kiểm chứng PVG
4.2 Giao thức tuần tự được biểu diễn bằng UML
Chúng tôi đề xuất các nguyên lý để xây dựng máy kết hợp M trong Event-B như sau :
1. V = ∪vi : danh sách các biến của máy kết hợp bao gồm các biến của các máy thành phần,
2. ec =∪eci : máy kết hợp bao gồm tất cả các sự kiện của máy thành phần, 3. Init = Init1 : sự kiện khởi tạo Init của máy kết hợp được định nghĩa là sự
kiện khởi tạo Init của máy thành phần đầu tiên trong giao thức,
4. ee =∪eei : máy kết hợp bao gồm tất cả các sự kiện lấy kết quả trả về của máy thành phần,
5. eeM là một sự kiện mới được bổ sung vào để lấy kết quả cuối cùng của quá trình tính toán trong mô hình kết hợp.
Sau khi kết hợp, chúng tôi tối ưu lại mô hình bằng cách loại bỏ các hằng và biến dư thừa hoặc không cần thiết. Các nguyên lý được đề xuất trên là hoàn toàn đúng đắn bởi vì các sự kiện được thực hiện tuân thủ theo giao thức tương tác. Sự kiện
ec1 được thực hiện trước thông qua định nghĩa sự kiện Init của máy kết hợp, sau đó các sự kiện tiếp theo sẽ được thực hiện thông qua các hành động được định nghĩa trong sự kiện lấy kết quả trả về của sự kiện trước đó.
4.3.3 Giao thức song song
Trong trường hợp giao thức tương tác có các sự kiện được thực hiện song song với nhau. Giả thiết giao thức của các thành phần Γhình thức hóa như sau (Hình 4.3
biểu diễn một giao thức song song gồm n sự kiện tương tác với nhau bằng biểu đồ tuần tự trong UML. ).
Γ ::= scenario
(1) e event
(2) | Γ; e sequence
(3) | Γke parallel