TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI (Trang 32 - 35)

2.1. Kết cấu chi phí sản xuất của Công ty CPĐT Công trình Hà Nội:

Nói đến bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì điều đầu tiên cốt lõi và quan trọng nhất mà không ai không nhắc đến đó chính là Chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh là gốc của mọi vấn đề, lợi nhuận của 1 Doanh nghiệp đạt được là cao hay thấp cũng phụ thuộc chủ yếu vào chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp chi ra là ít hay nhiều.

Bởi Lợi nhuận sản xuất kinh doanh bằng Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trừ Chi phí sản xuất kinh doanh. Vì lẽ đó mà chi phí sản xuất kinh doanh (xét trên cùng khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh) càng nhỏ thì lợi nhuận càng cao và ngược lại.

Chi phí sản xuất kinh doanh được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kinh doanh nhất định.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đủ 3 yếu tố cơ bản sau:

• Tư liệu lao động như: Nhà xưởng, Máy móc,Thiết bị và những Tài sản cố định (TSCĐ) khác.

• Đối tượng lao động như: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, … • Lao động của con người

Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Tương ứng với việc sử

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, còn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hóa. Các chi phí dành cho quảng cáo, bán hàng, chi phí quản lý được gọi chung là Chi phí chung.

Do chí phí và giá thành cũng như giá bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phí sản xuất kinh doanh chính là cơ sở để xác định giá thành và giá bán sản phẩm, do vậy để sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì ắt hẳn mỗi doanh nghiệp đều muốn tìm cách để tối ưu hóa và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ như trước.

Chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chi phí sau: • Chi phí nguyên vật liệu (gồm: Chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí vật liệu

gián tiếp và chi phí nhiên liệu, năng lượng)

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí thí nghiệm theo hệ số Môi trường

Chi phí sửa chữa Máy móc thiết bị, khấu hao TSCĐ

Chi phí bằng tiền khác

Chi phí quản lý chung

Chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm Tà vẹt Bê tông Dự ứng lực của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội bao gồm các yếu tố chi phí sau:

2.1.1. Chi phí vật liệu:

Chi phí vật liệu là yếu tố đầu tiên, tiên quyết, quyết định quá trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và chiếm tỉ trọn cao trong giá thành sản phẩm, là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghệp muốn sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.

Chính vì vậy việc quản lý, phân tích và điều chỉnh chi phí vật liệu nhằm tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết. Chi phí vật liệu trong sản xuất Tà vẹt Bê tông Dự ứng lực gồm có chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí vật liệu gián tiếp và chi phí nhiên liệu, năng lượng.

Trong đó Chi phí trực tiếp gồm có Chi phí cho: Thép Φ8 cường độ cao; Thép Φ6; Thép Φ3; Thép Φ1; Xi măng PC40; Đá 1x2 cường độ cao; Cát vàng; Phụ gia (Siêu dẻo); Lõi nhựa đặt trong Tà vẹt tính theo PK Vosslo.

Chi phí Vật liệu giá tiếp gồm Chi phí cho: Dầu bôi trơn; Lõi CS định vị lõi nhựa (luân chuyển 8 lần); Gỗ kê 0.04x0.04x0.6; Đá mài; Đá cắt; Dao cắt thép; Vật liệu khác 3% Vật liệu trực tiếp.

Nhiên liệu năng lượng gồm chi phí cho: Điện năng; Than cục; Nước dùng cho sản xuất.

2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp:

Yếu tố chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất như chi phí cho bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp thực hiện các công đoạn sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: Chi phí tiền lương, tiền ăn ca, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.

Chi phí nhân công trực tiếp là yếu tố chi phí không thể thiếu, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm. Việc sử dụng có hiệu quả yếu tố chi phí này sẽ góp phần tích cực nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và sử dụng tiết kiệm được các nguồn lực khác.

2.1.3. Chi phí sửa chữa Máy móc

thiết bi ̣ và Khấu hao Tài sản Cố đi ̣nh:

Chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản tiền phải trích hằng năm nhằm phục vụ mục đích bù đắp lại nguyên giá TSCĐ. Nó phụ thuộc vào: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tỷ lệ khấu hao TSCĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí sửa chữa TSCĐ là khoản tiền được trích ra cho công tác sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc, phân xưởng và các TSCĐ khác của Công ty.

2.1.4. Chi phí sản xuất chung:

Chí phí sản xuất chung là những chi phí không gắn trực tiếp với sản xuất từng sản phẩm mà liên quan đến tổng số lượng sản phẩm sản xuất bảo đảm hoạt động chung của từng phân xưởng và của toàn Doanh nghiệp.

• Chi phí bằng tiền khác: Gồm chi phí trả lãi vay ngân hàng, các loại thuế và các khoản chi phí khác.

Sau đây ta có bảng tính giá thành thực tế và cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008.

Bảng 6: Cơ cấu chi phí trong giá thành 1 sản phẩm Tà vẹt Bê tông Dự ứng lực của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội

TT Thành phần

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (1000Đ) % Giá trị (1000Đ) % Giá trị (1000Đ) %

I. Chi phí Nguyên liệu 209,4 44,1 263,7 48,3 390,3 54,6

II. Chi phí Nhiên liệu, năng lượng

22,8 4,8 22,1 4,1 31,5 4,4

III. Chi phí nhân công 94,4 19,9 111,1 20,4 130,7 18,3

IV. Chi phí khấu hao TSCĐ và sửa chữa MMTB

86,7 18,2 86,8 15,9 88,0 12,3

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI (Trang 32 - 35)